Các lỗi phát âm tiếng Anh rất dễ mắc phải và cách khắc phục

Thông thường khi học tiếng anh nói chung hoặc luyện IELTS nói riêng thì lỗi phát âm rất hay gặp và cũng bị trừ điểm khá nhiều trong các kỳ thi.

Vậy làm sao biết được mắc phần lỗi nào để sửa và giải pháp giúp bạn khắc phục các lỗi này ra sao, bạn cùng tham khảo bài viết ngay sau nhé.

1/ Quên mất âm cuối

Một lỗi dễ nhận thấy là họ thường quên mất phụ âm cuối khi nói tiếng Anh. Điều này cũng khá dễ hiểu vì trong tiếng Việt, chúng ta không hề phát âm phụ âm cuối. Nhưng bạn biết không, việc ‘phớt lờ’ hay ‘nuốt’ các phụ âm cuối sẽ gây ra rất nhiều sự hiểu lầm tai hại. 

Vì trong tiếng Anh, việc bỏ đi âm cuối hay phát âm sai âm cuối đều khiến người nghe hiểu nhầm hoặc khó hiểu. 

Ví dụ như: Các từ life (cuộc sống), light (ánh sáng), line (đường thẳng), like (thích) đều có âm đầu là /l/ và âm đôi /ai/ nhưng âm cuối khác nhau dẫn đến khác nghĩa. Nếu bạn đọc những từ này mà không bật phụ âm cuối thì người nghe có thể hiểu nhầm thành từ “lie” (dối trá). 

Bởi vậy, để giúp người nghe hiểu đúng các từ tiếng Anh, bạn cần phải bật âm cuối một cách gãy gọn và chuẩn xác. Việc phát âm sai âm cuối cũng cực kỳ nguy hiểm khi đến phần thi Speaking trong IELTS, phần này bị trừ điểm khá nhiều nên bạn cực kỳ chú ý nhé.

Bên cạnh đó, không ít người có thói quen thêm âm /s/ một cách tùy tiện vào cuối mỗi từ khi nói. Hãy luyện tập nhiều để loại bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

Một lỗi dễ nhận thấy là họ thường quên mất phụ âm cuối khi nói tiếng Anh

2/ Không phân biệt nguyên âm ngắn, nguyên âm dài

Nếu như tiếng Việt chỉ có một loại nguyên âm đơn thì trong tiếng Anh nguyên âm đơn lại được chia thành 2 dạng, nguyên âm đơn ngắn và nguyên âm đơn dài. Các nguyên âm ngắn, dài này góp phần tạo sự khác biệt về mặt phát âm và ý nghĩa của từ. 

Việc phân biệt âm nào là âm dài, âm nào là âm ngắn khá khó cho người Việt chúng ta. Do đó mà nhiều người học thường nhầm lẫn các âm ngắn dài với nhau khi nói tiếng Anh.

 Ví dụ như:

a/ Nhầm lẫn âm /i:/ và âm /ɪ/

Việc phát âm nhầm lẫn hai âm dài, ngắn này sẽ khiến người đối diện hiểu nhầm lời bạn nói. Ví du như, nếu bạn phát âm  từ “leave” với nguyên âm /i/ ngắn thì người nghe có thể hiểu thành từ “live”.

Tương tự:

  • /i:/: Need /ni:d/ ; read /ri:d/; leave /li:v/; seat /si:t/
  • /ɪ/: Knit /nɪt/; rid /rɪd/; live /lɪv/; sit /sɪt/

Việc phát âm nhầm lẫn hai âm dài, ngắn này sẽ khiến người đối diện hiểu nhầm lời bạn nói

b/ Nhầm lẫn âm /ʊ/ và âm /uː/

Nhiều người cũng thi thoảng phát âm lẫn lộn giữa hai nguyên âm này, nên từ “foot” và “food” nghe rất giống nhau.

Một số ví dụ:

  • /u:/: Room /ru:m/; food /fu:d/; wood /wu:d/
  • /ʊ/: Book /bʊk/; foot /fʊt/; would /wʊd/.

Nhiều người cũng thi thoảng phát âm lẫn lộn giữa hai nguyên âm này

 


Bạn nên xem ngay luyện Speaking IELTS cấp tốc (Cập nhật mới nhất 2024) để có thêm thông tin hữu ích cho quá trình chinh phục chứng chỉ IELTS.


 

3/ Nhầm lẫn giữa một số phụ âm

a/ Nhầm lẫn âm /t/, /tr/, /dʒ/ với âm /tʃ/

Một lỗi sai phổ biến mà người Việt thường mắc phải khi phát âm tiếng Anh là thay thế các âm /t/ /tr/ & /ʤ/, với âm /ʧ/.

  • /t/: time /taim/; task /tæsk/; talent /’tælənt /; cutter / ‘kətər/
  • /tr/: trash /trӕ∫/; transit /’trænsɪt/; hatred /’heɪtrɪd /; tried /ˈtrɑɪd/
  • /ʤ/: cage / keɪdʒ/; badge /bæʤ/; grudge /grədʒ /

Một lỗi sai phổ biến mà người Việt thường mắc phải khi phát âm tiếng Anh là thay thế các âm /t/ /tr/ & /ʤ/, với âm /ʧ/

b/ Nhầm lẫn âm /ð/ với /d/ hay /z/

Nhiều người học thấy việc đặt đầu lưỡi giữa răng khá khó khăn (phát âm âm /ð/) nên thay vào đó, họ mặc nhiên dùng luôn âm /d/ hoặc /z/ cho dễ nói. Có lẽ một phần vì âm /ð/ không có trong tiếng Việt, còn /d/ và /z/ thì tương tự với /d/ hoặc /gi/.

/ð/: weather /’wɛðər /; loathe /loʊð /; then /ðɛn/; rather /’ræðər/

Nhiều người học thấy việc đặt đầu lưỡi giữa răng khá khó khăn

c/ Nhầm lẫn âm /ʃ/ giữa /s/

Không ít người dùng /s/ và /ʃ/ lẫn lộn với nhau, mà đặc biệt là chúng ta thường dùng /s/ thay thế cho các âm /ʃ/ (khi nó là âm đầu), chẳng hạn như: “shoe” sẽ thành “sue”, …  Nếu bạn để ý, sẽ thấy lỗi phát âm này rất phổ biến ở những người miền Bắc, giống như cách họ nhầm lẫn các âm /x/ và /s/ trong tiếng Việt.

Tương tự:

  • /s/: muscle /məsəl /; person /’pɜrsən/
  • /ʃ/(âm đầu): shine  /ʃaɪn/; shape /ʃeɪp/
  • /ʃ/(âm cuối): selfish /sɛlfɪʃ /; cash /kæʃ /

Không ít người dùng /s/ và /ʃ/ lẫn lộn với nhau

d/ Nhầm lẫn âm /r/ với /z/

Âm /r/ trong tiếng Việt thường được người Bắc phát âm nhẹ, nghe như /z/. Vì thế nên nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa hai âm này khi họ học phát âm tiếng Anh. Thi thoảng âm /r/ còn bị bỏ quên khi nói (khi /r/ đứng giữa hoặc cuối từ) nên gây khó hiểu cho người nghe. Ví dụ:

  • /r/ (âm đầu): rat /ræt /; reason /’rizən /
  • /r/ (âm giữa): parking /’pærkɪŋ /; caring /’kɜriŋ/
  • /r/ (âm cuối): letter /’lɛtər/; closer /’kloʊzər/

Nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa hai âm này khi họ học phát âm tiếng Anh

e/ Nhầm lẫn giữa /l/ với /n/

Bạn đã từng bắt ai đó nói “pull” thành “pun” hay “call” thành “côn”, “will” thành “win” chưa? Thực tế thì rất nhiều người có thói quen dùng /n/ cho tất cả những từ có /l/, đặc biệt là khi /l/ nằm ở cuối từ. 

Có thể lý do là bị ảnh hưởng bởi tiếng Việt (trong tiếng Việt âm /l/ không nằm ở cuối từ bao giờ) hoặc có thể do /l/ khó đọc (lưỡi phải cong khi đọc /l/). Ví dụ:

  • /l/ (âm đầu):  light /lait/; laugh /læf /; learn / lɜrn/
  • /l/ (âm giữa): fault /fɔlt /; falling /’fɑlɪŋ /
  • /l/ (âm cuối): recall /ri’kɑl /; identical  /aɪ’dɛntɪkəl /

Rất nhiều người có thói quen dùng /n/ cho tất cả những từ có /l/, đặc biệt là khi /l/ nằm ở cuối từ

h/ Nhầm lẫn âm /j/ với /z/

Những người từ các tỉnh phía nam hay trung Việt Nam cũng thường phát âm âm đầu /j/ của một từ thành /z/. Ví dụ:

/j/:  young /jəŋ/, yellow /’jɛloʊ /

4/ Nhầm lẫn giữa âm hữu thanh và vô thanh

Tiếng Việt không hề có sự phân biệt giữa âm hữu thanh và âm vô thanh, trong khi đó, tiếng Anh lại phân biệt rất rõ ràng hai loại âm này. Chính vì thế mà không ít người Việt gặp khó khăn khi muốn phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ. 

Ví dụ dưới đây là những cặp âm hữu thanh và vô thanh tương ứng với nhau:

  • /v/: leave /li:v’/;  oven /’əvən/

/f/: leaf /lif /; often /’ɔfən /

  • /b/: bye /baɪ /; rib /rɪb/; robe /roʊp/

/p/: pie /paɪ/ ; rip /rɪp/; rope /roʊp/

  • /g/: goal /ɡoʊl/; bag /bæɡ /; blog /bläɡ /

/k/: coal /koʊl/; back /bæk /; block /blɑk /

Không ít người Việt gặp khó khăn khi muốn phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ. 

5/ Không biết cách nối âm, nuốt âm

Vì hiện tượng nối âm, hay nuốt âm không xuất hiện trong ngôn ngữ tiếng Việt nên nhiều người Việt khi nói tiếng Anh có thói quen đọc các từ rời rạc, cứng nhắc, không hề sử dụng nối âm hay nuốt âm. 

Đấy là nguyên nhân khiến việc nói tiếng Anh dù luyện nhiều nhưng nghe vẫn không trôi chảy và lưu loát như người bản ngữ.

Quen với việc nối âm sẽ giúp bạn nói tự nhiên, giao tiếp hiệu quả và đồng thời cũng rất hữu ích cho việc nghe hiểu tiếng Anh của bạn. Vì người bản xứ sử dụng nối âm trong hầu hết mọi câu họ nói ra.

Ví dụ như: “give up” được nối âm sẽ thành /givʌp/

Nhiều người Việt khi nói tiếng Anh có thói quen đọc các từ rời rạc, cứng nhắc, không hề sử dụng nối âm hay nuốt âm

6/ Nói sai hoặc không dùng ngữ điệu

Một trong những lỗi cơ bản nhất của người Việt khi nói tiếng Anh là không để ý đến trọng âm từ, trọng âm câu (nhịp điệu) và không dùng ngữ điệu khi nói, do ảnh hưởng từ ngôn ngữ mẹ đẻ. Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, nghĩa là mỗi từ sẽ có xuất hiện dấu để phân biệt với các từ khác.

Ví dụ như: “năng, nắng, nặng”, tuy vần giống nhau nhưng có dấu khác nhau “ngang, sắc, nặng” dẫn đến nghĩa của từ khác nhau. 

Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ không có thanh điệu. Khi phát âm hay nói, chúng ta cần sử dụng nhịp điệu hoặc ngữ điệu để thể hiện ý nghĩa, thái độ và cảm xúc của mình. 

Việc dùng sai hay bỏ qua không dùng nhịp điệu/ ngữ điệu có thể khiến người nghe hiểu nhầm ý mình. Và cũng sẽ khiến chúng ta gặp khó khăn khi nghe người khác nói.

Một số trường hợp sai hoặc thiếu trọng âm sẽ làm thay đổi nghĩa của từ mà bạn muốn nói, như: Từ “present” có 2 cách đánh trọng âm. 

Nếu trọng âm rơi vào âm tiết đầu /’prezәnt/ , thì “present” sẽ được hiểu tính từ (hiện tại), hoặc danh từ (món quà). Ngược lại, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai /pri’zent/ thì từ này sẽ được hiểu là động từ (đưa ra, giới thiệu, trình bày).

Một trong những lỗi cơ bản nhất của người Việt khi nói tiếng Anh là không để ý đến trọng âm từ

7/ Thiếu trọng âm từ (word stress) khi nói Tiếng Anh

Trong Tiếng Anh, trọng âm từ được coi là phần rất quan trọng để người nghe có thể nhận ra từ. Trong khi đó, Tiếng Việt của chúng ta chủ yếu là đơn âm tiết và người Việt thường quen đọc từng âm tiết một và không có trọng âm cho mỗi từ.

Bởi lẽ đó, khi nói Tiếng Anh chúng ta thiếu luôn trọng âm. Cách đọc đó khiến người nghe cảm thấy rất cứng, từ nào cũng giống từ nào. Điển hình của Tiếng Anh đó là khi xác định được trọng âm, người nói cần lưu ý nói to hơn và lâu hơn ở trọng âm, còn các âm tiết khác trong từ thì nói nhanh và nhẹ hơn.

➢ Hãy thử phát âm các từ quen thuộc dưới đây và chú ý dấu của trọng âm nhé! “Louder and longer” for stress!

  • Information /ˌɪnfəˈmeɪʃn/
  • Development  /dɪˈveləpmənt/
  • Technology /tekˈnɒlədʒi/
  • Good job!

Trọng âm từ được coi là phần rất quan trọng để người nghe có thể nhận ra từ

8/ Lỗi không có ngữ điệu (intonation)

Tiếng Anh được coi là một ngôn ngữ có nhạc, không cần phổ nhạc mà khi chúng ta nói Tiếng Anh nghe gần như là nhịp điệu và trầm bổng khá giống những bài hát phải không nào?

Cụ thể là trong tiếng Anh thì có rất nhiều thanh điệu và linh hoạt hơn tiếng Việt. Vì thế, người Việt khi nói tiếng Anh thường không biết lên chỗ nào và xuống chỗ nào nên họ nói tiếng Anh một cách đều đều không có ngữ điệu. Người Anh nghe thấy thế sẽ cảm thấy rất là đơn điệu.

Đây là những lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến của người Việt. Để khắc phục được những điều này, các bạn phải nắm vững các lý thuyết về phát âm và luyện tập thường xuyên. Aland tin chắc rằng trong thời gian ngắn các bạn sẽ phát âm chuẩn và hay.

a/ Lên giọng cuối các câu cảm thán

Bạn hãy luyện tập 2 ví dụ sau nhé: 

  • That’s so fun!
  • What a lovely dress!

Tiếng Anh thì có rất nhiều thanh điệu và linh hoạt hơn tiếng Việt

b/ Lên giọng cuối các câu Yes-No questions

Phát âm cần bao gồm các câu hỏi bắt đầu bằng can, do, does, is, are, would, should, could,…

Ví dụ luyện tập: 

  • Can you do it?
  • Is she a teacher?
  • Should I buy this? 

c/ Xuống giọng cuối các câu Wh- questions

Trong phần phát âm này bao gồm các câu hỏi bắt đầu bằng what, which, where, when, how, why, who, whom

Ví dụ luyện tập: 

  • How are you?
  • What do you think?
  • Which one looks better?

Cách lên giọng ở câu hỏi

9/ Dùng những âm quen thuộc trong Tiếng Việt gán vào Tiếng Anh

Đây cũng có thể bắt nguồn từ thói quen và sự sai phổ biến của người Việt nói chung khi nói Tiếng Anh. Ví dụ cụ thể việc phát âm Việt hóa của người Việt

  • /ei/ thường được người Việt phát âm thành ê và ây
  • /əʊ/ đa phần người Việt lại đọc là ô

Ví dụ:

+ Road / rəʊd/: người Việt đọc là rốt

+ Coat / cəʊt/: chúng ta thường phát âm sai là cốt

  • /ð/: thường bị phát âm sai là dơ

Ví dụ:

+ Together /tə’geðə/: từ này bị Việt hóa thành tugedờ

Thói quen và sự sai phổ biến của người Việt là xen tiếng Việt vào tiếng Anh

10/ Không phát âm được “th” trong tiếng Anh:

Đối với spelling “th” trong các từ tiếng Anh, “th” hầu như được phát âm khác hoàn toàn với th (“thờ”) trong tiếng Việt, vì vậy rất nhiều người Việt gặp khó khăn trong việc phát âm spelling này. Có 2 cách phát âm “th” như sau: 

a/ Cách phát âm /θ/ (phụ âm vô thanh) 

  • Bước 1: Đặt lưỡi giữa hai hàng răng
  • Bước 2: Thổi hơi qua phần tiếp xúc giữa lưỡi và hai răng
  • Để kiểm tra xem mình phát âm đúng hay không, hãy đặt bàn tay ra phía trước mặt rồi phát âm /θ/, sẽ cảm nhận được hơi bật mạnh vào lòng bàn tay. Đồng thời, vì /θ/ là một phụ âm vô thanh, dây thanh không rung – bạn có thể đặt tay lên cổ họng để kiểm tra. 

Ví dụ: think /θɪŋk/, thing /θɪŋ/, thin /θɪn/, thanks /θæŋks/,…

Để kiểm tra xem mình phát âm đúng hay không, hãy đặt bàn tay ra phía trước mặt rồi phát âm /θ/, sẽ cảm nhận được hơi bật mạnh vào lòng bàn tay

b/ Cách phát âm /ð/ (phụ âm có thanh) 

  • Bước 1: Đặt lưỡi giữa hai hàm răng
  • Bước 2: Đẩy tiếng từ cổ họng lên, và không bật nhiều hơi từ miệng ra giống /θ/
  • Để kiểm tra phát âm của mình, cũng dùng bàn tay để ra phía trước mặt, khi phát âm /ð/, sẽ không cảm nhận được hơi bật mạnh vào lòng bàn tay. Đồng thời, vì /ð/ là một phụ âm có thanh, dây thanh rung – bạn có thể đặt tay lên cổ họng để kiểm tra. 

Ví dụ: this /ðɪs/, that /ðæt/, mother /ˈmʌðə(r)/, father /ˈfɑːðə(r)/,… 

Để kiểm tra phát âm của mình, cũng dùng bàn tay để ra phía trước mặt, khi phát âm /ð/, sẽ không cảm nhận được hơi bật mạnh vào lòng bàn tay

11/ Kinh nghiệm Nối âm giữa phụ âm với nguyên âm

Từ/ câu như này Phát âm như là
hold on whole don
I like it I lie kit
deep end depend
get up late get a plate
picked out pick doubt
check – in chec kin

Khi một từ kết thúc bằng một phụ âm và từ đứng sau nó bắt đầu bằng một nguyên âm thì ta sẽ nối phụ âm đó với nguyên âm đằng sau. Nói theo cách khác thì từ thứ 2 sẽ nghe giống như được bắt đầu bằng phụ âm.

Khi một từ kết thúc bằng một phụ âm và từ đứng sau nó bắt đầu bằng một nguyên âm thì ta sẽ nối phụ âm đó với nguyên âm đằng sau


Bạn nên xem ngay luyện thi IELTS Speaking ở đâu (cập nhật mới nhất 2024) để có thêm thông tin tham khảo trước khi quyết định đăng ký học.


12/ Hướng dẫn nối âm giữa phụ âm và phụ âm 

Khi phụ âm cuối của từ trùng với phụ âm đứng đầu của từ theo sau, ta chỉ phát âm phụ âm này một lần. Chú ý không dừng lại giữa hai âm này, mà hãy kéo dài âm thanh ra một chút hoặc nhấn vào đó thêm chút năng lượng để phát âm được rõ ràng.

a/ Nối âm giữa phụ âm và phụ âm 

Ví dụ:

Từ/ câu như này Phát âm như là
She speaks Spanish She speak Spanish.
turned down turn down
help Paul help all
well lit well it
black cat black at
foreign name foreign aim

Chú ý không dừng lại giữa hai âm này

b/ Nối âm giữa phụ âm và phụ âm

Giữa từ kết thúc bằng phụ âm và từ bắt đầu bằng phụ âm, khi ngắt từ các bạn không cần bật âm cuối quá mạnh. Vì điều đó sẽ tạo ra một luồng khí đẩy ra khỏi miệng, tạo nên một âm tiết “thừa”.

Ví dụ:

Khi phát âm từ  “Help me” mà ta thả âm cuối “p” quá mạnh, sẽ nghe giống như “help a me”.

Khi phát âm từ “Good time” mà ta thả âm cuối “d” quá mạnh, sẽ nghe giống như “good a time”.

Về nguyên tắc trong phát âm tiếng Anh, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc kéo dài 1 phụ âm

c/ Nối âm giữa nguyên âm với nguyên âm

Nguyên âm với nguyên âm thì làm gì có gì để nối nhỉ? Lúc này để liên kết các từ, ta sẽ thêm một âm nhỏ vào giữa.

Cụ thể, khi một từ kết thúc bằng nguyên âm và từ tiếp theo cũng bắt đầu bằng nguyên âm, ta KHÔNG DỪNG lại ở giữa mà sẽ chèn thêm các âm để đảm bảo việc phát âm hoàn chỉnh của cả hai nguyên âm.

Quy tắc nối âm trong tiếng Anh ở đây như sau:

  • Thêm âm /w/ ngắn đằng sau các nguyên âm trước (front vowel) như:  /eɪ/, /i/, and /ai/
  • Thêm âm /y/ ngắn đằng sau các nguyên âm sau (back vowel) như /ʊ/ and /oʊ/

(Trước và sau ở đây liên quan đến vị trí của lưỡi trong khoang miệng)

Trong một từ có hai nguyên âm đứng cạnh nhau, chúng ta cũng thêm âm /y/ hoặc /w/ vào giữa.

Nếu một từ nào đó kết thúc bằng một nguyên âm và từ liền sau từ đó cũng bắt đầu bằng một nguyên âm thì nguyên âm cuối của từ đứng trước sẽ nối với nguyên âm đầu của từ đứng sau nó.

13/ Cách phát âm qua  nuốt âm trong tiếng Anh 

Có lẽ hiện tượng tượng nuốt âm trong tiếng Anh là hiện tượng nhiều người học nghe tiếng Anh khá “ức chế” do từ đó nghe có vẻ không rõ ràng tẹo nào. Cùng tìm hiểu một số quy tắc dưới đây để giúp bạn biết bắt từ nhanh hơn nhé.

Nuốt nguyên âm

Âm /ə/ có thể bị lược bỏ sau các phụ âm /p/, /t/, /k/

Nuốt phụ âm

Khi hai hay nhiều phụ âm đi với nhau, trường hợp nuốt phụ âm sẽ xảy ra.

  • Âm /t/ và /d/ là hai phụ âm thường xuyên bị lược bỏ.
  • Âm /v/ trong OF thường bị lược bỏ khi đứng trước phụ âm.
  • Âm /h/ trong He, Him, His, Her(s) bị lược bỏ.

Phát âm kém, phát âm sai là một trong những lý do khiến đa số người Việt thiếu tự tin khi giao tiếp tiếng Anh, đặc biệt là khi nói chuyện với người nước ngoài. 

Để khắc phục được vấn đề trên, không còn cách nào khác ngoài việc luyện tập mỗi ngày để giỏi hơn.

Khi hai hay nhiều phụ âm đi với nhau, trường hợp nuốt phụ âm sẽ xảy ra.

Betterway cam kết đảm bảo uy tín và chất lượng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ học viên chu đáo, sẽ là một lựa chọn tốt mà bạn nên cân nhắc.

Betterway cam kết uy tín, chất lượng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ học viên chu đáo

Bạn an tâm vì sẽ được xây dựng lộ trình học phù hợp, tinh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí dựa trên trình độ và mục tiêu cụ thể.

Ngay từ đầu, bạn sẽ được tham gia bài test đầu vào để kiểm tra trình độ hiện tại nhằm giúp đánh giá đúng năng lực.

Sau đó kết hợp cùng mục tiêu kỳ vọng, Betterway sẽ đưa ra tư vấn lộ trình phù hợp nhất cho bạn.

Toàn bộ giáo trình được biên soạn bởi đội ngũ chuyên môn cao, bám sát và cập nhật các kiến thức IELTS mới.

Lộ trình học cá nhận hóa, tinh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí

Đội ngũ giáo viên tại Betterway được tuyển chọn khắt khe, có năng lực, trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm sư phạm lâu năm.

Họ đều là những người đã từng chinh phục kỳ thi IELTS với điểm số cao, có nhiều kinh nghiệm thực chiến để truyền đạt cho học viên.

Luôn nhiệt huyết, tận tâm, theo sát học viên để giúp xác định được điểm yếu ở các kỹ năng, đưa ra biện pháp cải thiện nhanh chóng.

Phương pháp giảng dạy Rèn luyện sâu độc quyền, giúp học tiếng Anh dễ hiểu và nhớ lâu hơn.

Giáo viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm sư phạm lâu năm

Cơ sở vật chất của Betterway cũng được trang bị mới, thiết bị hiện đại hỗ trợ tối đa cho việc dạy và học.

Trung tâm có các câu lạc bộ chuyên sâu tạo môi trường và cơ hội để học viên có thể thực hành tiếng Anh, cải thiện kỹ năng tốt.

Hãy liên hệ với Better Way Education để nhận các tư vấn tốt nhất cho bạn.


*Cập nhật: Theo công văn mới nhất, chứng chỉ IELTS được cấp trong giai đoạn 10/9/2022 – 11/11/2022 vẫn có thể sử dụng để xét miễn bài thi ngoại ngữ theo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2023.

Các trường đại học theo đó đã điều chỉnh lại các quy chế tuyển sinh, nhằm hỗ trợ tối đa quyền lợi xét tuyển của các thí sinh.

Vẫn chưa biết quy định xét tuyển năm 2024 có được sử dụng chứng chỉ IELTS cấp trong giai đoạn 10/9/2022 – 11/11/2022 để xét tốt nghiệp THPT hay không.

Do đó, các bạn cần tìm hiểu kỹ và có sự chuẩn bị sẵn sàng để chủ động trong mọi trường hợp.

Bạn có thể ôn luyện và chủ động thi lại chứng chỉ IELTS để không bị ảnh hưởng nếu có bất cứ thay đổi nào, bỏ lỡ mất cơ hội.

Tại BETTER WAY luôn có những khóa học chất lượng, lộ trình luyện thi phù hợp cho trình độ khác nhau của từng học viên.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để học và luyện thi IELTS chuẩn bị sẵn sàng cho xét tuyển, đi du học hoặc phục vụ công việc,…

Hãy liên hệ ngay với Betterway để được tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí.

Betterway.vn

(Bài viết cập nhật: 01/11/2024)

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Matching Endings Trong IELTS Reading

Free

Hướng dẫn Cách Viết Dạng Bài Discussion IELTS Writing Task 2

Free

Phương pháp Keyword Technique là gì và cách áp dụng hiệu quả

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Listening

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Summary Completion Trong IELTS Listening

Free

Idiomatic expressions là gì và ứng dụng trong IELTS Speaking

Free

Hướng dẫn làm tốt dạng Yes/No/Not given trong IELTS Reading

Free

Lộ trình học IELTS từ 0 đến 3.0 hiệu quả (Xây gốc cho người mới)

Free

Học IELTS cần chuẩn bị những gì? Sai lầm cần tránh khi học

Free

Phương pháp tránh bí ý tưởng trong Writing Task 2 hiệu quả nhất

Free

Cẩm Nang Bật Band Writing Với Cohesive Devices Cần Biết

Free

Có nên học IELTS từ lớp 10: Lợi ích, lộ trình học hiệu quả

WHATSAPP