8 cách học thuộc bài nhanh và nhớ lâu với ghi chép sáng tạo
Ghi chép là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với học sinh, sinh viên.
Việc ghi chép một cách sáng tạo, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
Qua bài viết này, Betterway chia sẻ đến bạn 8 phương pháp ghi chép sáng tạo giúp việc học trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.
NỘI DUNG
- I. Ưu điểm nổi bật của phương pháp ghi chép sáng tạo so với phương pháp truyền thống
- II. 8 cách học thuộc bài nhanh và nhớ lâu được rất nhiều người sử dụng
- 1. Phương pháp Sơ đồ tư duy (Mindmap)
- 2. Phương pháp ghi chép sáng tạo Sketchnote – viết kết hợp với vẽ
- 3. Phương pháp ghi chép sáng tạo Cornell
- 4. Phương pháp ghi chép sáng tạo Bullet Journal
- 5. Phương pháp dàn ý
- 6. Phương pháp bản đồ (the mapping method)
- 7. Phương pháp Đóng hộp (the box method)
- 8. Phương pháp ghi chép Tạo bảng (the charting method)
- III. Những điều cần lưu ý khi ghi chép
I. Ưu điểm nổi bật của phương pháp ghi chép sáng tạo so với phương pháp truyền thống
Trong quá trình học tập, việc ghi chép lại luôn cần thiết và đem lại hiệu quả giúp ghi nhớ tốt.
Nhưng với phương pháp truyền thống, việc ghi chép sẽ mất rất nhiều thời gian.
Ngoài ra, có quá nhiều thông tin cần phải ghi, đôi khi nhìn lại gây khó hiểu, khó nhớ và sẽ rất khó tìm kiếm thông tin.
Thay vào đó, ghi chép bằng những phương pháp sáng tạo giúp bạn đơn giản hóa những con chữ đi rất nhiều.
Phương pháp ghi chép sáng tạo giúp giảm thiểu chữ viết, dễ nhớ hơn
Chỉ cần thay đổi một số chi tiết, sử dụng các hình ảnh đơn giản đã có thể giúp việc ghi chép sinh động hơn.
Dễ dàng bao quát, thống kê nội dung bài học, giúp chúng ta nhớ lâu hơn.
Đây là phương pháp được rất nhiều người áp dụng bởi hiệu quả mà nó mang lại thật sự rất tuyệt vời
Đặc biệt là đối với những bạn học sinh đang trong giai đoạn thi cử, ghi chép sáng tạo sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian.
II. 8 cách học thuộc bài nhanh và nhớ lâu được rất nhiều người sử dụng
1. Phương pháp Sơ đồ tư duy (Mindmap)
Đây được coi là một phương pháp ghi chép sáng tạo và độc đáo giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn.
Theo phương pháp này, bạn sẽ ghi chép mọi kiến thức, thông tin dưới dạng một sơ đồ.
Phương pháp Sơ đồ tư duy (Mindmap)
Sơ đồ này được chia thành nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh tượng trưng cho một vấn đề khác nhau.
Sử dụng nhiều hình ảnh, đường kẻ, các biểu tượng, màu sắc cùng từ khóa ngắn gọn để vẽ nên một bức tranh tổng thể về vấn đề.
Mindmap là phương pháp được khuyến khích sử dụng với các bạn học sinh, sinh viên.
Việc cô đọng kiến thức thành một sơ đồ tối giản sẽ tạo điều kiện tối ưu cho việc ôn tập và củng cố kiến thức.
Có thể dễ dàng bao quát lại được toàn bộ bài học. Giúp việc học mau nhớ, nhớ lâu hơn và khả năng sáng tạo cũng phát triển mạnh hơn.
Việc sử dụng cả từ ngữ và hình ảnh giúp kích thích được cả hai bán cầu não cùng một lúc, nâng cao khả năng tư duy của bạn.
Ngoài ra, khi đọc lại cũng sẽ rất nhanh, chỉ cần liếc sơ qua là có thể củng cố kiến thức trong đầu.
Bằng cách ghi nhớ cấu trúc của sơ đồ, mindmap sẽ giúp bạn gợi nhớ thông tin trong trường hợp bạn có lỡ quên.
Như vậy, mindmap làm cho não bạn hoạt động nhiều hơn cách ghi chép thông thường.
Có thể dễ dàng bao quát lại được toàn bộ bài học nhờ ghi chép theo sơ đồ tư duy
Tuy nhiên, đối với các bài giảng có quá nhiều văn bản và thông tin, việc ghi chép theo sơ đồ tư duy lại khó đem lại hiệu quả.
Bạn sẽ không đủ thời gian để tạo sơ đồ tư duy trong khi nghe giảng.
Ban đầu, bạn sẽ khó làm quen với phương pháp ghi chép này, cần một thời gian làm quen và rèn luyện.
Ngoài ra, mỗi bản đồ thuộc về người tạo lập, vì vậy bạn có thể không hiểu bản đồ của người bên cạnh.
Cách ghi chép theo phương pháp Mindmap
Bước 1: Xác định được đối tượng chính của sơ đồ tư duy này là về vấn đề gì? Vấn đề này sẽ là từ khóa được trình bày ở trung tâm của sơ đồ. Bước 2: Xác định được các ý phụ hoặc các vấn đề liên quan đến từ khóa.
Bước 3: Sử dụng các mũi tên, những ký hiệu để nối ý chính và các ý phụ đó lại với nhau.
Lưu ý, nên sử dụng từ ngữ cô đọng, súc tích, tránh sử dụng quá nhiều chữ trong sơ đồ.
Bước 4: Tiếp tục phát triển ý phụ, diễn dãi ngắn gọn, chỉ thể hiện nội dung chính, cơ bản.
Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ sơ đồ, thống kê, bao quát lại nội dung bài học. Nếu có thiếu sót điều chỉnh ngay.
Ghi chép nội dung kiến thức bằng phương pháp sơ đồ tư duy
2. Phương pháp ghi chép sáng tạo Sketchnote – viết kết hợp với vẽ
Trước sketchnote, sơ đồ tư duy được xem là phương pháp ghi nhớ hiệu quả.
Thế nhưng, với lợi thế về cách tư duy hình ảnh dễ tạo ấn tượng, kích thích sự liên tưởng, dễ nhớ, …sketchnote dần được nhiều người trẻ ưu ái.
Phương pháp này đòi hỏi cao hơn một tý so với phương pháp sơ đồ tư duy.
Sketchnote là phương pháp ghi chú bằng cách kết hợp giữa chữ viết và hình ảnh.
Giúp bạn ghi nhớ, hình dung về một thông tin, sự việc thông qua những câu từ cực ngắn, những hình vẽ, sơ đồ,…
Dễ dàng bao quát tổng thể nội dung của bài học, liên kết giữa các ý.
Phương pháp Sketchnote kết hợp giữa chữ viết và hình ảnh
Đối với phương pháp này, hình ảnh được sử dụng là yếu tố chính để ghi chép thông tin.
Phải tạo được một bức tranh sinh động nhưng vẫn bao hàm hết tất cả những ý chính cần có.
Kích thích người sử dụng phải không ngừng sáng tạo, liên tưởng, tưởng tượng để truyền tải nội dung.
Giúp tăng khả năng tập trung, giữ hứng thú học tập và tăng khả năng chắt lọc thông tin.
Đồng thời, cách ghi nhớ bằng thị giác này cũng dễ dàng để lại ấn tượng, giúp người xem dễ đọc, dễ nhớ.
Não bộ có xu hướng ghi nhớ hình ảnh, màu sắc tốt hơn chữ viết rất nhiều.
Hình ảnh được sử dụng là yếu tố chính để ghi chép thông tin
Tùy vào sở thích và mục đích của từng người, sketchnote lại được thiết kế khác biệt.
Từ đơn giản, phóng khoáng đến màu mè, cầu kỳ hay tối giản,…
Nếu bạn mới bắt đầu làm quen phương pháp ghi chép này, hãy bắt đầu từ những nét vẽ đơn giản nhất.
Như đường thẳng, hình vuông, tròn, tam giác, hình que,…
Biết cách sử dụng và sắp xếp hợp lý thì bản ghi chú cũng sẽ trở nên sinh động và thú vị.
Để tránh mất quá nhiều thời gian, khi nghe giảng bạn nên phát thảo những nét cơ bản, sau đó khi có thời gian thì sẽ hoàn thiện sau.
Với phương pháp này, bạn chỉ cần nhìn và nhắm mắt lại là đã có thể nhớ được hầu hết toàn bộ kiến thức trong bài học.
Mỗi khi nhìn lại bạn cũng thấy nhẹ nhàng, dễ nhớ lại hơn so với một bài học chỉ toàn chữ.
Do đó, đây là một phương pháp ghi chép sáng tạo rất phù hợp trên giảng đường.
Bạn có thể vẽ từ những hình khối đơn giản nhất
Dù vậy, vẽ sketchnote cũng có vài nhược điểm là tốn thời gian hơn các phương pháp khác.
Người khác sẽ khó hiểu khi nhìn vào nội dung bạn muốn trình bày.
Các bước vẽ Sketchnotes
Bước 1: Lắng nghe và ghi chép vào cuốn sổ nhỏ. Đây là bước nền quan trọng để bạn có thể phác thảo nên bức tranh tổng thể của mình.
Bước 2: Chọn lọc nội dung. Bạn chọn ra những ý chính, ý phụ và loại bỏ những ý không quan trọng.
Xác định nội dung trình bày gồm có mấy ý? Đó là những ý nào? Viết ra một cách ngắn gọn các ý đó
Bước 3: Lên layout và vẽ Sketchnotes.
Cho dù bạn vẽ trên giấy hay trên phần mềm, bạn đều phải chia layout và tỷ lệ.
Điều này giúp cho các ý đều có phần, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, có sự liên kết.
Bước 4: Vẽ và trang trí cho tác phẩm của mình. Đây là công đoạn cuối cùng cho một tác phẩm Sketchnotes đậm chất riêng của bạn.
Khi vẽ trên giấy, bạn có thể dùng bút màu và bút highlight để làm nổi bật các thông tin.
Khi vẽ trên phần mềm, bạn có thể sung các font chữ, màu sắc và kích cỡ cho hình vẽ, con chữ để giúp cho bản vẽ trông đầy màu sắc.
Sketchnote dễ dàng gây ấn tượng với người xem
3. Phương pháp ghi chép sáng tạo Cornell
Đây là một phương pháp ghi chép đặc biệt, hữu hiệu trong hầu hết các trường hợp.
Phương pháp này đặc biệt hơn phương pháp khác là ở cách sắp xếp bố trí của nó.
Với phương pháp Cornell, bạn sẽ chia một trang giấy thành 3 hoặc thậm chí 4 phần.
Với 1 hàng ở trên cùng, 1 hàng ở dưới cùng và 2 cột ở giữa.
30% diện tích trang giấy sẽ dành cho cột bên trái và 70% còn lại cho cột bên phải.
Ghi chép bằng phương pháp Cornell
Tất cả thông tin và kiến thức đã học trên lớp sẽ được ghi vào cột bên phải.
Cột bên trái dùng để đặt câu hỏi, ghi chú, gợi ý nội dung bài học.
Phần ngang cuối trang dùng tổng kết lại toàn bộ thông tin trong bài học.
Điều này không chỉ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn mà còn rất hữu ích khi bạn cần xem lại bài giảng hoặc chỉnh sửa thông tin.
Phương pháp ghi chép này giúp tổng hợp và tóm tắt thông tin một cách có hệ thống.
Từ đó bạn sẽ tiếp thu thông tin mới hiệu quả hơn trong thời gian ngắn, giảm được thời gian xem lại bài học.
Nhưng để ghi chép theo cách này, bạn phải có thời gian để làm quen, học cách bóc tách và tổng hợp các ý chính.
Trước mỗi buổi học, bạn nên chuẩn bị trang viết được chia bố cục để sẵn sàng cho việc ghi chép.
Phương pháp ghi chép Cornell giúp tổng hợp và tóm tắt thông tin một cách có hệ thống
Cách sử dụng phương pháp Cornell
Bước 1: Chia trang của bạn thành 4 phần.
1 – 2 dòng đầu ghi tiêu đề bài học
3 – 4 dòng cuối cùng cho phần Tóm tắt nội dung
Phần còn lại chia thành 2 cột:
Cột bên trái chiếm 30%: gồm các keywords và câu hỏi (thực hiện sau khi bài giảng kết thúc).
Cột bên phải chiếm 70%: Ghi lại các ý chính trong suốt thời gian bài giảng diễn ra
Bước 2: Viết bài giảng trên lớp hoặc ghi chú khi bạn đọc sách.
Cần xác định ý chính, ý phụ, những nội dung quan trọng trong bài giảng.
Tóm gọn ý, viết cô đọng, súc tích, tránh lang man.
Bước 3: Khi bài giảng kết thúc, hãy đọc lại bài giảng và ghi những từ khóa gợi ý, câu hỏi vào cột bên trái.
Như từ khóa quan trọng, tiêu đề, ngày tháng, tác giả,…
Bước này giúp bạn nhanh chóng tìm được vị trí của từng phần, cũng như ý chính của phần đó.
Bước 4: Tóm tắt toàn bộ nội dung trong phần Tóm tắt ở hàng cuối cùng bằng ngôn ngữ của mình.
Hoặc bạn có thể trả lời 2 câu hỏi: Tại sao thông tin này lại quan trọng? Bạn có thể rút ra kết luận gì?
Như vậy là bạn đã hoàn thành việc ghi chép một bài học theo phương pháp sáng tạo Cornell.
Giúp tổng hợp kiến thức nhanh hơn, học bài nhanh thuộc và ghi nhớ được lâu hơn.
Tổng hợp và ghi nhớ kiến thức nhanh hơn với cách ghi chép sáng tạo Cornell
4. Phương pháp ghi chép sáng tạo Bullet Journal
Phương pháp Bullet Journal là phương pháp hệ thống bài học bằng màu sắc.
Áp dụng được cho cả những người không có năng khiếu hội họa.
Về bản chất, đây đơn giản chỉ là cách ghi chép tương tự như tốc ký.
Bạn có thể dùng một quyển nhật ký hoặc một cuốn sổ để làm Bullet Journal đều được.
Phương pháp Bullet Journal là phương pháp hệ thống bài học bằng màu sắc
Một Bullet Journal gồm có 4 yếu tố: title (tựa đề), page number (số trang), short sentences (câu ngắn) và bullets (ký hiệu).
Tiêu đề và số trang: hai thành phần đầu tiên của Bullet Journal.
Tiêu đề được ghi ở góc đầu trang giấy, tốt nhất là đặt ngắn gọn và dễ hiểu.
Câu ngắn: trình bày các ghi chú, lưu ý nội dung bài học một cách ngắn gọn, súc tích nhất.
Ký hiệu bullets: áp dụng những kí hiệu khác nhau để giúp bạn phân định các nội dung.
Bullet Journal giúp bạn quản lý công việc và học tập hiệu quả, kiểm soát tốt mọi việc.
Tiết kiệm được nhiều thời gian, giúp dễ học, dễ nhớ, tránh thiếu sót.
Ghi chép theo phương pháp Bullet Journal giúp dễ học, dễ nhớ
Cách ghi chép theo phương pháp Bullet Journal để học hiệu quả
Bước 1: Xây dựng mục lục ở trang Mục lục để có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin theo các đầu mục.
Bước 2: Mở trang trắng khác để ghi chép những nội dung bài học cần lưu ý trong ngày hôm nay.
Viết ngày tháng trên cùng trang, ý chính, ghi thật nhanh, ngắn gọn và ghi chú những việc bạn cần hoàn thiện.
Bước 3: Sử dụng bút màu, bút highlight để làm nổi bật các nội dung chính, cần chú ý.
Bước 4: Luôn giữ quyển sổ bên mình, mở nó ra trong lúc bạn cần ghi chú các thông tin cần lưu ý cho nội dung học tập.
Với cách này, bạn sẽ tập trung hơn vào việc học, có động lực hoàn thiện chúng nhanh chóng và tiếp tục thêm ghi chú mới khi bạn cần nhớ đến.
Bước 5: Kiểm tra lại nội dung bài học, chỉnh sửa ngay nếu có sai sót.
Rà soát những công việc ghi chú để thực hiện trong ngày.
Bài học trở nên sinh động, dễ nhớ hơn khi ghi chép bằng phương pháp Bullet Journal
5. Phương pháp dàn ý
Đây là phương pháp phổ biến nhất đối với học sinh, sinh viên.
Theo phương pháp này, thông tin được tổ chức theo cấu trúc khoa học rõ ràng, dễ hiểu, giúp tiết kiệm thời gian, nổi bật ý chính, dễ tìm kiếm.
Khi ghi chép bằng phương pháp này, các ý chính ở phía ngoài cùng bên trái của trang và các ý phụ được thêm lần lượt vào bên dưới ý chính.
Có thể dùng bút khác màu hoặc highlight để làm nổi bật các ý chính trong bài.
Khi triển khai ý phụ, cần chọn lọc, tóm gọn nội dung để ghi chép, không ghi quá nhiều, lan man.
Điều này giúp nội dung bài học gãy gọn, dễ nhớ và nhớ lâu, vì người học có thể hình dung được kết cấu của bài học.
Ý chính ở phía ngoài cùng bên trái của trang và các ý phụ được thêm lần lượt vào bên dưới ý chính
Phương pháp này có thể được sử dụng để ghi chép trong mọi tình huống, khi học trên lớp hay khi muốn tóm tắt nội dung khi đọc sách.
Nhưng nó sẽ hiệu quả nhất đối với những môn học có cấu trúc bài giảng rõ ràng.
Tuy nhiên, sẽ không phù hợp với các môn như Toán, Hóa vì có sự kết hợp giữa công thức và bảng biểu.
Hoặc đối với các bài giảng có cấu trúc không rõ ràng, khó hiểu.
Cách ghi chép theo phương pháp dàn ý
Bước 1: Ghi lại tiêu đề bài học
Bước 2: Ý chính sẽ được ghi tiếp theo, dùng ký tự đánh số thứ tự (ví dụ số la mã, số đếm,…)
Bước 3: Ý phụ hoặc khái niệm chính sẽ được ghi phía dưới ý chính, cũng thực hiện đánh số thứ tự.
Lưu ý dùng ký tự đánh số thể hiện cấp thấp hơn so với ý chính. Ví dụ ý chính đánh thứ tự theo số la mã thì ý phụ dùng số đếm.
Bước 4: Ghi chép các ý bổ sung cho ý phụ một cách ngắn gọn, xúc tích nhất.
Bước 5: Khi kết thúc tiết học, kiểm tra lại tổng thể bài, các ghi chú, nếu cần thiết thì có thể chỉnh sửa lại cho hợp lý.
Ghi chép nội dung bài học dễ dàng với phương pháp dàn ý
6. Phương pháp bản đồ (the mapping method)
Khi nội dung bài giảng đặc biệt phong phú, khó mường tượng thì phương pháp bản đồ là lựa chọn phù hợp với bạn.
Nội dung bài giảng được chia thành các nhánh, bạn có thể thiết lập mối quan hệ giữa các ý.
Ghi chép theo cách này giúp bài giảng dễ nhìn, rõ ràng, đẹp mắt.
Thông tin được ghi chép lại một cách ngắn gọn, dễ dàng chỉnh sửa và ghi chú khi cần thiết.
Nhìn vào bài giảng có thể dễ dàng tổng hợp, liên kết giữa các ý lại với nhau, giúp dễ hiểu, dễ nhớ.
Tuy nhiên, việc ghi chép này tốn khá nhiều giấy, dễ bị nhầm lẫn khi thông tin không đúng chỗ trong quá trình thực hiện.
Ghi chép theo cách này giúp bài giảng dễ nhìn, rõ ràng
Cách ghi chép theo phương pháp bản đồ
Bước 1: Viết chủ đề chính ở đầu trang.
Bước 2: Ghi chú theo kiểu rễ cây, phân chia các ý tưởng, chủ đề phụ bên dưới ý chính.
Bước 3: Sau khi xong bài giảng, cần nhìn lại, bao quát nội dung xem có bị thiếu sót, nhầm lẫn không. Chỉnh sửa ngay nếu có sai sót.
Kỹ thuật này phù hợp nhất khi nội dung bài giảng nặng và bạn cần sắp xếp các ghi chú của mình theo một hình thức có cấu trúc và dễ hiểu.
Nhưng khi thực hiện phương pháp này, bạn nên lưu ý vì rất dễ bị nhầm lẫn khi thông tin không đúng chỗ trong quá trình thực hiện.
Nội dung được triển khai theo kiểu rễ cây, phân chia các ý tưởng, chủ đề phụ bên dưới ý chính
7. Phương pháp Đóng hộp (the box method)
Phương pháp ghi chép sáng tạo này sử dụng khá đơn giản nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Tất cả các ghi chú liên quan được đóng gói trong một hộp và mỗi hộp thể hiện một phần chính của ghi chú.
Điều này giúp giảm thời gian đọc và tìm kiếm, cải thiện khả năng ghi nhớ ,kết nối giữa các ghi chú.
Cách ghi chép theo phương pháp đóng hộp
Bước 1: Xác định và trình bày tiêu đề ở đầu trang
Bước 2: Xác định các ý chính, được trình bày ở đầu mỗi ô.
Bước 3: Triển khai nội dung các ý trong từng ô một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đủ ý.
Mỗi hộp thể hiện một phần nội dung
8. Phương pháp ghi chép Tạo bảng (the charting method)
Phương pháp này rất lý tưởng đối với các việc ghi chép các loại dữ liệu dưới dạng dữ kiện và thống kê, cần phải học thuộc lòng.
Đây là kiểu ghi chú phi tuyến tính, thông tin sẽ được sắp xếp thành nhiều cột, tương tự như một bảng tính.
Giúp cô đọng những điểm tương đồng, khác biệt hoặc đặc điểm chung của các khái niệm, đối tượng,…
Mỗi cột đại diện cho một danh mục giúp dễ dàng so sánh các hàng với nhau.
Đây là một trong những phương pháp ghi chú hiệu quả nhất dành cho sinh viên đại học.
Vì cần ghi chép nhanh chóng những thứ như số liệu thống kê và các thông tin khác.
Rất hiệu quả nếu như bạn sử dụng phương pháp này để tóm tắt toàn bộ bài giảng để chuẩn bị cho các kỳ thi hoặc trong các buổi học tập trung.
Thông tin được cấu trúc rõ ràng, giúp bạn dễ mường tượng tổng thể nội dung bài học, dễ hiểu, dễ nhớ và tiết kiệm thời gian xem lại bài học.
Đây là một trong những phương pháp ghi chú hiệu quả nhất dành cho sinh viên
Tuy nhiên, phương pháp này khá khó sử dụng khi ghi bài giảng.
Chỉ áp dụng được với các bài giảng có nội dung rõ ràng, dễ dàng sắp xếp.
Cách ghi chép theo phương pháp tạo bảng
Bước 1: Ghi tiêu đề bài học, ngày tháng, số trang của bài học để dễ dàng tìm kiếm sau này.
Bước 2: Xác định các danh mục, đối tượng cần trình bày trong bài học.
Bước 3: Chia trang giấy theo nhiều cột, nhiều hàng.
Số cột bằng số danh mục cần trình này nội dung.
Số hàng là các đối tượng cần xem xét.
Bước 4: Triển khai nội dung các danh mục theo từng đối tượng.
Chú ý trình bày ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đủ ý.
Phương pháp tạo bảng giúp trình bày nội dung ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đủ ý
III. Những điều cần lưu ý khi ghi chép
Khi ghi chép, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để quá trình ghi chép được hiệu quả và đạt được kết quả tốt.
1. Xác định đúng các thông tin quan trọng
Điều này rất quan trọng khi ghi chép. Xác định sai các thông tin quan trọng có thể dẫn đến thiếu sót hoặc sai lệch trong quá trình ghi chép.
Do vậy, bạn nên xác định rõ mục đích và các nội dung quan trọng cần phải được ghi chép.
Nếu không có đủ thời gian cho việc ghi chép, bạn có thể tạo một ghi chú để bổ sung khi có thể.
Xác định rõ mục đích và các nội dung quan trọng cần phải được ghi chép
2. Không nên chú thích quá nhiều chi tiết
Việc chú thích quá nhiều chi tiết khi ghi chép làm cho quá trình ghi chép chậm chạp, mất thời gian, có thể để sót các nội dung tiếp theo.
Bên cạnh đó, ghi quá nhiều sẽ khiến nội dung lang man, không thể tóm tắt được thông tin quan trọng.
Quá nhiều chữ, nhiều thông tin không quan trọng cũng làm việc học khó khăn hơn, khó ghi nhớ, tạo cảm giác ngán ngẩm.
Việc đọc lại ghi chép sau này trở nên khó khăn và tốn thời gian.
Vì vậy, bạn chỉ cần ghi chép ngắn gọn, nội dung súc tích, đủ nội dung quan trọng là được.
Có thể sử dụng các ký hiệu hoặc các hệ thống mã hóa để giúp cho việc ghi chép trở nên ngắn gọn hơn.
Đánh dấu các chi tiết quan trọng một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Giúp có thể tìm lại thông tin cần thiết một cách dễ dàng và nhanh chóng sau này.
Ghi chép ngắn gọn, nội dung súc tích, đủ nội dung quan trọng
3. Không nên ghi chép quá lâu vào một lúc
Khi ghi chép quá lâu vào một lúc, bạn dễ gặp tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, chọn lọc thông tin không tốt.
Bạn cũng có thể gặp phải vấn đề về sức khỏe, sức chịu đựng khi phải ghi chép trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi.
Thay vào đó, tốt hơn hết là bạn chỉ nên ghi chép trong thời gian hợp lý, tập trung vào các chi tiết quan trọng nhất.
Tạo ra một kế hoạch ghi chép có cấu trúc và đưa ra lịch trình cho từng phần.
Cố gắng tập trung trong khoảng thời gian ghi chép và nghỉ ngơi giữa các phần.
Giúp giảm thiểu áp lực và tạo ra một quy trình ghi chép hiệu quả hơn.
Điều này cũng giúp bạn có thể xem xét lại và chỉnh sửa các ghi chép trước khi tiếp tục với phần tiếp theo.
Đảm bảo rằng các thông tin được ghi chép là chính xác và đầy đủ, tiết kiệm thời gian và nỗ lực khi tìm kiếm lại thông tin sau này.
Chỉ nên ghi chép trong thời gian hợp lý
4. Sử dụng phương pháp ghi chép phù hợp
Có nhiều phương pháp để ghi chép hiệu quả như sơ đồ tư duy, ghi chú trong các ô, dàn ý, sử dụng các từ khóa và các ký hiệu đặc biệt,…
Để tăng tính tương tác với nội dung bài giảng, dễ dàng bao quát nội dung, dễ đọc, dễ nhớ.
Tùy từng bài giảng và tính chất các môn học mà bạn lựa chọn phương pháp cho phù hợp, hiệu quả nhất.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại như hiện, việc ghi chép bằng tay vẫn chứng tỏ được những ưu điểm riêng không dễ gì thay thế được.
Lựa chọn phương pháp ghi chép cho phù hợp nội dung môn học
Hy vọng Betterway có thể giúp bạn lựa chọn được một hoặc vài phương pháp ghi chép sáng tạo giúp việc học tập đặt được hiệu quả tốt.
(Bài viết cập nhật: 01/11/2023)
Betterway Education