Cách trả lời IELTS Speaking Part 1 đầy đủ và chi tiết nhất

Như các bạn đã biết, thử thách đầu tiên mà mình sẽ phải đương đầu khi bước vào phòng thi nói của kỳ thi IELTS chính là Speaking Part 1. Tuy độ khó không cao bằng hai phần còn lại, nhưng cách bạn diễn đạt và phát triển câu trả lời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số của bạn.

Vậy nên, đừng chủ quan mà hãy cùng Betterway tìm hiểu những bí quyết giúp bạn tối ưu hoá điểm số cho phần thi Speaking Part 1 nhé!

I. Cấu trúc phần thi Speaking Part 1

Phần thi nói IELTS được chia thành 3 phần, trong đó phần đầu tiên hay còn gọi là Speaking Part 1 sẽ kéo dài tầm 4-5 phút, và sẽ được tiến hành theo trình tự sau:

  • Đầu tiên, giám khảo sẽ xác minh danh tính cá nhân của thí sinh bằng cách hỏi những thông tin cá nhân như tên tuổi, quê quán của thí sinh,… và đối chiếu với giấy tờ tùy thân: căn cước, hộ chiếu, bằng lái xe. 
  • Với câu hỏi đầu tiên, giám khảo sẽ hỏi thí sinh một trong 2 câu sau: “Where do you live?” “Do you work or are you a student?”.
  • Sau đó, giám khảo sẽ chọn tầm 3 chủ đề quen thuộc xoay quanh cuộc sống hàng ngày để hỏi thí sinh.

II. Các dạng câu hỏi Speaking Part 1

STTDạng câu hỏiVí dụ
1Câu hỏi về sở thíchDo you enjoy travelling?
2Câu hỏi về tần suấtHow often do you sing now?
3Câu hỏi “yes/no"Is your hometown a popular place for tourists to visit?
4Câu hỏi về quá khứDid you learn any sports at school?
5Câu hỏi “have you ever”Have you ever worked or studied at night?

Để nắm rõ chi tiết các dạng câu hỏi Speaking Part 1 và các chủ đề thường gặp, mời bạn đọc bài viết này.

III. Cách trả lời Speaking Part 1

Trong bài viết này, Betterway sẽ giới thiệu tới các bạn một cấu trúc trả lời vô cùng đơn giản và áp dụng được cho tất cả dạng câu hỏi Speaking Part 1. 

Cụ thể, câu trả lời Part 1 của bạn nên được chia thành 2 phần:

  • Direct answer: Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi.
  • Back-up: Củng cố cho phần Direct answer. 

Có rất nhiều cách để triển khai ý ở phần Back-up này, bao gồm: Nêu lí do, Lấy ví dụ, Thể hiện cảm xúc, Đưa ra thông tin đối lập và So sánh với quá khứ hoặc tương lai. Bạn có thể kết hợp 2 trong số những cách nêu trên để tạo nên một phần Back-up hoàn chỉnh.

1. Cách đưa ra Direct answer

Điều quan trọng cần nhớ nhất khi đưa ra Direct answer là trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, không lạc đề. Ta thử cùng đánh giá 2 ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn như thế nào là đúng trọng tâm câu hỏi nhé:

Ví dụ: 

Q: Did you learn any sport at school?
A1: Yes, I’m really into football and badminton and I play them every week with my friends.
A2: Yes, we used to have badminton classes once a week at my high school.

Nhận xét:

  • Câu trả lời 1 nêu ra rằng: thí sinh thích bóng đá và cầu lông và thí sinh chơi những môn này mỗi tuần. Nhưng trọng tâm câu hỏi lại là “môn thể thao đã học ở trường”. Vậy nên, thí sinh chưa nói rõ được “bóng đá và cầu lông” có phải đã được học ở trường không, tức là thí sinh chưa trả lời được câu hỏi.
  • Câu trả lời 2 nêu ra rằng: thí sinh có lớp cầu lông mỗi tuần khi còn học ở trường cấp 3. Thí sinh không chỉ trả lời được trọng tâm câu hỏi là cầu lông là môn được học ở trường mà còn làm rõ bối cảnh là ở trường cấp 3. 

2. Cách triển khai phần Back-up

  • Nêu lý do:

Đây là chiến thuật phổ biến và được ưa dùng nhất khi các thí sinh muốn mở rộng câu trả lời Part 1 của mình. Bằng cách cung cấp lý do rõ ràng, bạn sẽ làm cho câu trả lời của mình trở nên thuyết phục và mạch lạc hơn, đồng thời thể hiện khả năng lập luận tốt trong phần thi nói.

Ví dụ:

Q: Do you enjoy public holidays and celebrations?
A: Absolutely yes. Not only they offer a nice break from my usual academic duties, but they are also great opportunities for spending quality time and creating lasting memories with my loved ones.

  • Lấy ví dụ:

Một trong những cách mở rộng ý cũng phổ biến không kém chính là lấy ví dụ cụ thể về một trải nghiệm liên quan đến câu hỏi hoặc để minh hoạ cho Direct answer của bạn, khiến câu trả lời về mặt tổng thể sinh động và dễ hình dung hơn.

Ví dụ:

Q: How often do you eat out in restaurants?
A: I must say quite often. Actually just the other night, my friends and I treated ourselves to a nice dinner at this little cosy sushi place. The food was amazing and we really enjoyed ourselves.

  • Thể hiện cảm xúc, cảm nghĩ:

Một cách mở rộng ý khác cũng rất hiệu quả là thể hiện cảm xúc hoặc cảm nghĩ cá nhân về chủ đề được hỏi. Bằng cách chia sẻ cảm nhận của bạn, bạn không chỉ phát triển câu trả lời mà còn làm cho phần nói trở nên tự nhiên và chân thực hơn.

Ví dụ:

Q: When did you last visit a zoo?
A: Oh, that was ages ago, probably when I was around 10 or 11. But I do remember me not being that enthusiastic before the trip but left completely in awe and in love with the animals once I got there.

  • Đưa ra thông tin đối lập:

Với chiến thuật này, bạn có thể nêu lên thực trạng của tình hình, sau đó đối chiếu với một tình huống hoặc ý kiến ngược lại để làm rõ quan điểm của mình. Điều này không chỉ giúp câu trả lời phong phú hơn mà còn thể hiện khả năng so sánh và tư duy phản biện trong bài nói.

Ví dụ:

Q: Is your hometown a popular place for tourists to visit?
A: Well, my hometown is within walking distance to a pretty nice beach so it does attract a huge number of visitors every summer. But I think its popularity is taking a hit because it is not as clean as it used to be.

  • So sánh với quá khứ/tương lai:

Cách mở rộng ý này sẽ phù hợp với những câu hỏi “have you ever” hoặc hỏi về thực trạng của một vật, một nơi nào đó trong hiện tại. Trong đó, bạn có thể nói về cách một thói quen, sở thích hay tình huống đã thay đổi theo thời gian hoặc dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai. Việc so sánh này vừa giúp bạn phát triển câu trả lời, vừa thể hiện khả năng sử dụng đa dạng các thì và diễn đạt thời gian trong bài nói.

Ví dụ:

Q: Have you given up reading a book recently?
A: Unfortunately yes. I did in fact give up reading The Great Gatsby halfway through. Compared to when I was younger and more into reading, it would only take me 2-3 days to devour these classics.

Để có được một câu trả lời Speaking Part 1 đầy đủ và chỉn chu nhất, các bạn nên kết hợp 2 trong số các cách nêu trên để triển khai ý cho phần Back-up. Một trình tự thường được Betterway áp dụng là: đưa ra Direct Answer, nêu lý do và kết thúc câu trả lời bằng một trong số những cách còn lại.

Ví dụ:

Q: Which is more important to you, friends or family?
A: They're equally important to me, to be honest (Direct answer). On the one hand, family members have been with me since I was born, providing me with guidance and unconditional love throughout my whole life. On the other hand, I also have a deep bond with my close friends through our shared concerns and experiences (Lý do). I honestly can’t imagine my life without either of them (Cảm xúc, cảm nghĩ).

IV. Các lỗi thí sinh thường mắc phải trong IELTS Speaking Part 1 và cách khắc phục

Dưới đây là những lỗi rất phổ biến khi các thí sinh trả lời Speaking Part 1. Bạn hãy cẩn thận để đừng mắc phải chúng nhé.

1. Trả lời quá ngắn gọn

Nhiều thí sinh chỉ đưa ra câu trả lời ngắn như “Yes” hoặc “No” mà không phát triển thêm ý khi gặp những câu hỏi mà giám khảo không hỏi thêm “Why?”, “How?” hay “In what way?”. Vậy nên, câu trả lời của những thí sinh này chỉ mới đáp ứng được phần đầu tiên là Direct answer.

Câu trả lời này được xem là quá ngắn và khiến giám khảo khó đánh giá được khả năng tiếng Anh của bạn và làm giảm điểm cho tiêu chí mạch lạc. 

=> Hãy chủ động triển khai ý cho mọi câu hỏi Part 1 theo cách mà Betterway đã hướng dẫn trong bài viết này nhé.

2. Trả lời quá phức tạp

Một số thí sinh cố gắng sử dụng những từ vựng cao cấp hoặc cấu trúc ngữ pháp trang trọng và phức tạp, không phù hợp với các chủ đề thường nhật trong Part 1. Điều này không những không gây ấn tượng, mà còn có thể làm cho câu trả lời trở nên không tự nhiên và khó hiểu. 

=> Hãy tập trung học từ vựng phù hợp trình độ và ngữ cảnh và luyện phản xạ trả lời thật tự nhiên và trôi chảy, tránh việc suy nghĩ nên dùng từ vựng hay ngữ pháp thật “khó” nhé.

3. Trả lời lạc đề

Nhiều thí sinh có xu hướng trả lời lan man, lạc đề trong phần thi Speaking Part 1. Điều này thường xảy ra do thí sinh cố gắng kéo dài câu trả lời hoặc không hiểu rõ trọng tâm câu hỏi. 

=> Hãy lắng nghe kỹ câu hỏi và hiểu rõ yêu cầu của nó. Nếu không chắc về nghĩa của một từ hay cụm từ trong câu hỏi, đừng ngại nhờ giám khảo giải thích vì việc này sẽ không khiến bạn mất điểm. Khi trả lời, hãy áp dụng quy tắc mà Betterway đưa ra ở trên: trả lời câu hỏi trước, sau đó phát triển thêm bằng một hoặc hai câu bổ sung, tránh lan man hoặc lạc hướng.

4. Lặp lại câu hỏi của giám khảo

Thay vì diễn đạt lại câu hỏi một cách linh hoạt, nhiều thí sinh lặp lại nguyên văn câu hỏi. Hành động này cho thấy sự thiếu đa dạng trong khả năng dùng từ, ảnh hưởng đến điểm số tiêu chí Lexical Resource.

=> Hãy luyện tập dùng từ đồng nghĩa hoặc thay đổi cấu trúc câu để paraphrase lại câu hỏi nhé.

V. Chiến lược cải thiện điểm số IELTS Speaking

Không chỉ Part 1, bạn cần làm tốt ở cả 2 Part còn lại để đạt điểm số IELTS mong muốn. Vậy điều quan trọng cần làm là xây dựng cho mình chiến lược học tập lâu dài để tối ưu hóa điểm số trong kỳ thi nói.

1. Luyện nói theo chủ đề

Việc ôn 5 đề cùng một topic trong 1 buổi sẽ có lợi hơn là dàn trải 5 đề thuộc 5 topic khác nhau bởi bạn có thể tập trung suy nghĩ, liên kết cũng như áp dụng trường từ vựng một cách thuần thục vào ngữ cảnh. Ngoài ra, bạn cũng sẽ dần “vào đà”, cảm thấy bình tĩnh, tự tin hơn để làm chủ topic đó.

2. Tìm bạn đồng hành

Điểm mấu chốt của Speaking nằm ở khả năng giao tiếp với đối phương. Vậy nên một trong những phương pháp thiết thực, hiệu quả, “tưởng không vui mà vui không tưởng” đó chính là “đôi bạn cùng tiến” – ôn tập cùng một người đồng hành.

Không chỉ rèn luyện phản xạ tiếng Anh, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn được sửa chữa lỗi phát âm, học hỏi nhau về ý tưởng, từ vựng, cách nói và có sự tương tác giống như trong phòng thi.

3. Luyện nói thông qua việc nghe

Khi lắng nghe tiếng Anh thường xuyên, ta sẽ dần quen với âm điệu, ngữ điệu và cách phát âm của người bản xứ. Điều này không chỉ giúp cải thiện khả năng phát âm mà còn giúp chúng ta nắm bắt được cấu trúc câu và vốn từ vựng theo ngữ cảnh.

Với phương pháp shadowing (lắng nghe và bắt chước về mặt phát âm, độ nhấn nhá và ngữ điệu của người bản xứ) từ các chương trình TV, talkshow, podcast, chắc chắn bạn sẽ “bỏ túi” nhiều cách nói chuyện gần gũi, giao tiếp lưu loát và trở nên tự tin hơn.

4. Tham gia các khóa học IELTS

Một chiến lược học tập hiệu quả là điều không thể thiếu, song việc tự học đôi khi có thể dẫn đến nhiều khó khăn và khiến bạn mất nhiều thời gian. Hiểu được điều này, Betterway Education mang đến giải pháp toàn diện giúp bạn tự tin ẵm trọn điểm số IELTS Speaking.

Với sự dẫn dắt của các giáo viên giàu kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy độc quyền và chương trình học bài bản được biên soạn bởi chính đội ngũ học thuật, học viên tại Betterway sẽ có cơ hội rèn luyện tư duy và các kỹ năng chinh phục mọi dạng bài IELTS.

V. Lời kết

Tóm lại, để đạt điểm cao trong phần thi IELTS Speaking Part 1, bạn cần tập trung vào việc trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ, tự nhiên và mạch lạc.

Bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng và chăm chỉ luyện tập để có một thái độ thoải mái, tự tin hơn, bạn sẽ thể hiện được tốt nhất khả năng của mình trong kỳ thi. Betterway chúc bạn ôn thi thành công!

Betterway.vn

(Bài viết cập nhật: 02/11/2024)

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Matching Endings Trong IELTS Reading

Free

Hướng dẫn Cách Viết Dạng Bài Discussion IELTS Writing Task 2

Free

Phương pháp Keyword Technique là gì và cách áp dụng hiệu quả

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Listening

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Summary Completion Trong IELTS Listening

Free

Idiomatic expressions là gì và ứng dụng trong IELTS Speaking

Free

Hướng dẫn làm tốt dạng Yes/No/Not given trong IELTS Reading

Free

Phương pháp tránh bí ý tưởng trong Writing Task 2 hiệu quả nhất

Free

Cẩm Nang Bật Band Writing Với Cohesive Devices Cần Biết

Free

Cách cải thiện Fluency and Coherence trong IELTS Speaking

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Flow-chart Completion Trong IELTS Reading

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Reading

WHATSAPP