Hướng dẫn làm dạng bài (Bar Chart) trong IELTS Writing Task 1

I. Giới thiệu về Bar Chart

Định nghĩa: Bar chart (biểu đồ cột) là một dạng biểu đồ dùng để thể hiện dữ liệu bằng các cột thẳng đứng hoặc nằm ngang. Mỗi cột thể hiện một giá trị cụ thể và có chiều cao (hoặc chiều dài) tương ứng với giá trị đó. 

Đặc điểm:

  • Các dạng biểu đồ cột: Gồm 2 loại chính là biểu đồ cột có dòng thời gian và biểu đồ cột không có dòng thời gian.
  • Cột trên biểu đồ: Mỗi cột thể hiện một giá trị cụ thể, dễ dàng cho việc so sánh dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, trình độ học vấn, v.v.
  • Chiều cao (hoặc chiều dài) của cột: Tương ứng với giá trị của dữ liệu, cho thấy mức độ lớn nhỏ của từng số liệu cụ thể.
  • Màu sắc và kí hiệu: Các cột có thể được tô màu hoặc có các kí hiệu khác nhau để phân biệt các đối tượng, tạo sự trực quan và dễ hiểu.

II. Các bước viết một bài Bar chart hoàn chỉnh

Bước 1: Phân tích biểu đồ

  • Phân tích thông tin trong đề bài: Đối với biểu đồ cột, hãy quan sát kĩ các chú thích, màu sắc, họa tiết của từng cột vì chúng cho bạn biết biểu đồ đang thể hiện điều gì, đơn vị đo là gì và các nhóm dữ liệu được so sánh.

Đọc kỹ đề bài và quan sát biểu đồ để nắm rõ đơn vị đo, khoảng thời gian, các đối tượng của biểu đồ.

  • Chọn các điểm đặc biệt: Chọn những điểm dữ liệu quan trọng, ví dụ: điểm cao nhất, điểm thấp nhất, điểm giao nhau, và điểm đột biến (ví dụ: tăng, giảm đột ngột).
    • Xác định xu hướng chính: Đối với biểu đồ cột có dòng thời gian, ta cần xác định những xu hướng chung của các đối tượng (ví dụ: tăng, giảm, duy trì ổn định, biến động liên tục).
  • So sánh dữ liệu: So sánh các đường trên biểu đồ để tìm ra sự khác biệt hoặc tương đồng.

Bước 2: Lập dàn bài

Một bài viết IELTS Writing Task 1 thường bao gồm các phần sau:

  • Mở Bài (Introduction): Giới thiệu chung về biểu đồ, bao gồm loại biểu đồ, chủ đề và khoảng thời gian nếu có.
  • Tổng Quan (Overview): Tóm tắt chung về những điểm nổi bật của biểu đồ.
  • Thân Bài (Body paragraphs): Mô tả chi tiết các thông tin bao gồm các xu hướng cụ thể của từng đối tượng, so sánh giữa các nhóm dữ liệu hoặc sự thay đổi theo thời gian.

Bước 3: Viết Mở Bài (Introduction)

  • Mở bài: Giới thiệu chung về loại biểu đồ và chủ đề của bài viết. Để viết được một phần mở bài hoàn chỉnh, ta cần nắm được các thông tin chính của đề bài, sau đó viết lại theo lời văn của mình.
  • Thông tin chi tiết: 
    • Loại biểu đồ (The bar chart, the presented chart, the given bar chart, v.v)
    • Đối tượng (the value of one country’s exports, the number of students, the percentage of visitors, v.v)
    • Khoảng thời gian (in 1980 and 2010, between 1971 and 2001, in a year, from 2004 to 2012, v.v)

Bước 4: Viết phần Tổng Quan (Overview)

  • Tóm tắt: Đưa ra một cái nhìn tổng quan về những xu hướng chính của biểu đồ. Hãy chú ý đến những thông tin như sau:

Biểu đồ cột có dòng thời gianXu hướng chung của các đối tượng (tăng, giảm, hay duy trì ổn định)
Đối tượng cao nhất, thấp nhất
Những sự thay đổi đột biến trong số liệu (tăng vọt hay giảm đột ngột)
Biểu đồ cột không có dòng thời gianĐối tượng cao nhất, thấp nhất
Các đối tượng có số liệu tương đối đồng đều (gần ngang bằng nhau)
Giá trị ngoại lệ - một đối tượng có số liệu thấp hơn hoặc cao hơn đột biến khi so sánh với các đối tượng thuộc cùng một nhóm

  • Tránh đưa ra số liệu cụ thể: Overview chỉ tập trung vào xu hướng chung, những nét tổng quát nhất của biểu đồ. Vậy nên bạn không cần đưa ra các con số cụ thể.

Bước 5: Viết Thân Bài (Body paragraphs)

  • Xác định nội dung chính của mỗi đoạn: Mỗi đoạn nên tập trung vào một xu hướng hoặc một giai đoạn cụ thể. Bạn nên nhóm các đối tượng có xu hướng giống nhau vào cùng một đoạn, hoặc phân chia các đoạn theo mốc thời gian. Điều này sẽ giúp cho bài viết có một trình tự rõ ràng, thuận tiện cho việc trình bày và theo dõi thông tin.

– Đối với biểu đồ cột không có dòng thời gian, hãy nhóm các đối tượng có số liệu tương đồng vào với nhau. 

– Với biểu đồ có dòng thời gian, bạn có thể chia thân bài theo các nhóm các đối tượng tương đồng hoặc theo mốc thời gian.

  • Mô tả chi tiết: Khác với phần Overview, phần thân bài yêu cầu bạn nêu những số liệu cụ thể để làm rõ xu hướng hay sự tương đồng và khác biệt giữa số liệu của các đối tượng.

Bước 6: Kiểm Tra Lại Bài Viết

Sau khi hoàn thành bài viết, bạn nên dành vài phút để kiểm tra lại các lỗi ngữ pháp, chính tả và cấu trúc câu. Đảm bảo rằng bài viết của bạn rõ ràng, logic và không có lỗi ngữ pháp.

III. Vận dụng phương pháp viết bài dạng Bar chart

1. Biểu đồ cột không có dòng thời gian

Giờ hãy cùng áp dụng các bước trên vào đề bài Writing Task 1 ngày 8 tháng 6 năm 2024 nhé.

The graph below shows the percentage of unemployed people aged between 15 and 24 in five European countries in 2005, compared with the overall percentage of unemployment in those countries.

Actual Test 08/06/2024

Bước 1: Phân Tích Biểu Đồ

  • Loại biểu đồ: Bar chart (biểu đồ cột).
  • Chủ đề: Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi 15-24 so với tỷ lệ thất nghiệp tổng thể ở một số quốc gia châu Âu.
  • Khoảng thời gian: Năm 2005.
  • Đơn vị: Phần trăm (%).

Điểm nổi bật:

  • Điểm cao nhất: Ba Lan có tỷ lệ thất nghiệp trung bình và tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên cao nhất.
  • Điểm thấp nhất: Đan Mạch có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất với cả hai nhóm đối tượng.

Bước 2: Lập Dàn Bài

Mở Bài (Introduction):

  • Giới thiệu chung: Biểu đồ cột mô tả tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi 15-24 so với tỷ lệ thất nghiệp tổng thể ở một số quốc gia châu Âu năm 2005.

Tổng Quan (Overview):

  • Tóm tắt chung: Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm thanh niên cao hơn tỷ lệ chung ở tất cả các quốc gia; Ba Lan là quốc gia có tỷ lệ cao nhất trong khi Đan Mạch có tỷ lệ thấp nhất.

Thân Bài (Body paragraphs):

  • Thân bài 1: Tỷ lệ thất nghiệp với nhóm thanh niên của các quốc gia.
  • Thân bài 2: Tỷ lệ thất nghiệp tổng thể của các quốc gia.

Bước 3: Viết Introduction

Câu mở bài hoàn chỉnh

The bar chart illustrates the unemployment rates among individuals aged 15 to 24 compared to overall unemployment figures across several European countries in 2005.

Bước 4: Viết Phần Tổng Quan (Overview)

Đặc điểm nổi bật:

  1. Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên cao hơn tỷ lệ chung ở tất cả các quốc gia.

-> The proportion of unemployed young people was higher than the general unemployment rate in each country represented.

  1. Đan Mạch có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tổng thể thấp nhất.

-> Denmark recorded the lowest unemployment rates in both the young population and the overall workforce.

Bước 5: Viết Thân Bài (Body paragraphs)

Body Paragraph 1: Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15 đến 24

  • Câu 1: Ba Lan có tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi thanh niên cao nhất, với 37%, Italy theo sau với 27%.

-> Poland exhibited the highest level of youth unemployment, with a striking 37% of young individuals without jobs, followed closely by Italy at 27%.

  • Câu 2: Tỷ lệ ở Hungary và Đức tương đương nhau, khoảng 24%, Đan Mạch có tỷ lệ thấp nhất (13%).

-> In Hungary and Germany, the unemployment rates for the 15-24 age group were similar, approximately 24%, while Denmark recorded the lowest rate in this cohort, at around 13%.

Body Paragraph 2: Tỷ lệ thất nghiệp đối với toàn bộ dân số

  • Câu 3: Tỷ lệ thất nghiệp tổng thể cao nhất cũng ở Ba Lan (trên 25%).

-> When examining overall unemployment, Poland had the highest rate among the countries listed, with over one-fourth of its workforce unemployed. 

  • Câu 4: Đức theo sau Ba Lan với tỷ lệ thất nghiệp là 20%.

-> This was followed by Germany, where the rate stood at exactly 20%. 

  • Câu 5: Đan Mạch chỉ có khoảng 7% dân số thất nghiệp.

-> In contrast, Denmark demonstrated a markedly lower overall unemployment rate, with only about 7% of the population out of work. 

  • Câu 6: Italy và Hungary có tỷ lệ tương đương (15% và 13%).

-> Meanwhile, Italy and Hungary showed comparable overall unemployment levels, with figures of 15% and roughly 13%, respectively.

Bước 6: Kiểm Tra Lại Bài Viết

Khi hoàn thành bài viết, hãy tiến hành rà soát để phát hiện các lỗi về ngữ pháp, chính tả và cấu trúc câu. Đối với biểu đồ cột, hãy chắc chắn rằng mình không bị nhầm các họa tiết, màu sắc kí hiệu các cột để tránh nhầm lẫn về số liệu giữa các đối tượng.

Đảm bảo rằng thông tin được trình bày một cách rõ ràng và hợp lý. Bài viết cần tuân theo một trình tự logic nhất định để mô tả dữ liệu một cách mạch lạc và chính xác. 

Bài viết hoàn chỉnh

The bar chart illustrates the unemployment rates among individuals aged 15 to 24 compared to overall unemployment figures across several European countries in 2005.

Overall, the proportion of unemployed young people was higher than the general unemployment rate in each country represented. Additionally, Denmark recorded the lowest unemployment rates in both the young population and the overall workforce.

Poland exhibited the highest level of youth unemployment, with a striking 37% of young individuals without jobs, followed closely by Italy at 27%. In Hungary and Germany, the unemployment rates for the 15-24 age group were similar, approximately 24%, while Denmark recorded the lowest rate in this cohort, at around 13%.

When examining overall unemployment, Poland had the highest rate among the countries listed, with over one-fourth of its workforce unemployed. This was followed by Germany, where the rate stood at exactly 20%. In contrast, Denmark demonstrated a markedly lower overall unemployment rate, with only about 7% of the population out of work. Meanwhile, Italy and Hungary showed comparable overall unemployment levels, with figures of 15% and roughly 13%, respectively.

2. Biểu đồ cột có dòng thời gian

Với dạng biểu đồ có dòng thời gian, ta có thể làm tương tự như dạng không có dòng thời gian. Tuy nhiên, ta sẽ có một số điểm riêng cần chú ý đến.

  • Sự thay đổi về số liệu qua các năm: Đối với dạng có dòng thời gian, ta cần chú ý đến xu hướng tăng giảm cũng như mức độ thay đổi của số liệu (tăng nhanh hay chậm).
  • Sự thay đổi về thứ tự: Khác với biểu đồ không có dòng thời gian, việc biến động theo thời gian khiến cho thứ tự của các đối tượng cũng thay đổi theo.
  • Về cách nhóm các số liệu: Với dạng có dòng thời gian, ta có thể nhóm các đối tượng có xu hướng tương đồng hoặc chia thân bài theo các khoảng thời gian khác nhau.

Hãy cùng phân tích ví dụ dưới đây nhé:

The chart below shows the number of international applicants to the universities of one European country.

Actual Test 22/06/2024

Mở bài:

Phần mở bài ta vẫn làm tương tự với dạng biểu đồ cột không có dòng thời gian. Trong câu mở bài, ta sẽ nêu những thông tin quan trọng như:

  • Dạng biểu đồ: Bar chart 
  • Đối tượng được phản ánh: The number of international applicants  to the universities
  • Khung thời gian: 2004 – 2008
  • Địa điểm: One European country

-> The bar chart shows the number of international students applying to universities in a specific European country from 2004 to 2008.

Overview:

  • Xu hướng tăng giảm chung của các đối tượng:

– Tổng số đơn đăng ký từ Trung Quốc có xu hướng giảm qua các năm. Ngược lại, số liệu từ Mỹ và Nhật Bản lại cho thấy sự gia tăng đáng kể.

-> The number of applicants from China experienced a decline throughout the observed period. Conversely, the figures for the US and Japan showed a notable increase.

  • Số liệu đáng chú ý nhất:

– Đến cuối giai đoạn, số lượng sinh viên từ Mỹ đăng ký vào các trường đại học cao hơn hẳn so với các quốc gia khác.

-> By the end of the period, the number of US students applying to these universities was considerably higher than that of applicants from other countries.

Thân bài

Cách 1: Nhóm các đối tượng dựa trên sự tương đồng hoặc đối nghịch

SectionDetailsComplete sentences
Thân bài 1
Trung Quốc và Nga
Trung Quốc khởi đầu - cao nhất, sau đó con số này giảm dầnInitially, the number of Chinese applicants was significantly the highest, exceeding 25,000. However, this figure experienced a steady decline, falling to approximately 18,000 by 2006. Following this drop, the number of applicants leveled off in 2007, before slightly decreasing to 15,000 in the final year.
Nga - luôn thấp nhất.Meanwhile, Russian students consistently submitted the fewest applications, hovering around 3,000 throughout the period.
Thân bài 2
Mỹ và Nhật Bản: Cả Mỹ và Nhật đều có xu hướng tăng
MỹThe number of US applicants exhibited a continual upward trend, starting at roughly 13,000 and reaching parity with China in 2006, ultimately finishing at over 25,000.
NhậtApplications from Japan also saw an increase, albeit at a much slower rate. Starting from around 7,000, the number of Japanese applicants grew to approximately 10,000 by the end of the observed time frame.

Cách 2: Chia thân bài theo mốc thời gian

SectionDetailsComplete sentences
Body Paragraph 1: Từ 2004 đến 2006Câu 1: Ban đầu, số lượng sinh viên Trung Quốc vượt trội, đạt hơn 25,000.Initially, Chinese applicants dominated the chart, exceeding 25,000.
Câu 2: Tuy nhiên, con số này giảm dần, chỉ còn khoảng 18,000 vào năm 2006.However, this figure experienced a steady decline, dropping to approximately 18,000 by 2006.
Câu 3: Ngược lại, số lượng sinh viên Mỹ bắt đầu với khoảng 13,000 và đạt mức tương đương với Trung Quốc vào năm 2006.In contrast, the US started with around 13,000 applicants and ultimately reached parity with China in 2006.
Câu 4: Số lượng ứng viên từ Nhật Bản cũng tăng từ 7,000 lên 10,000 trong khoảng thời gian này.Similarly, applications from Japan rose gradually from 7,000 to 10,000 during this period.
Câu 5: Trong khi đó, sinh viên Nga luôn có số lượng đơn đăng ký ít nhất, ổn định ở mức khoảng 3,000.Meanwhile, Russian applicants consistently had the lowest number of submissions, remaining stable at approximately 3,000 throughout the period.
Body Paragraph 2: Từ 2006 đến 2008Câu 1: Sau năm 2006, số lượng sinh viên từ Mỹ tăng mạnh, kết thúc giai đoạn ở mức hơn 25,000, đạt mức tương đương với số liệu ban đầu của Trung Quốc.Following 2006, the number of US applicants rose significantly, finishing the period at over 25,000, matching China’s initial figure.
Câu 2: Tương tự, số lượng đơn đăng ký từ Nhật Bản tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn, từ khoảng 6,000 lên khoảng 10,000.In a similar fashion, Japanese applications continued to increase, albeit at a slower pace, rising from around 6,000 to approximately 10,000.
Câu 3: Ngược lại, số lượng đơn từ Trung Quốc giảm nhẹ xuống còn 15,000 vào năm cuối.Conversely, Chinese applicants experienced a slight decline, dropping to 15,000 in the final year.
Câu 4: Trong khi đó, số lượng sinh viên từ Nga vẫn ổn định, với con số vẫn duy trì khoảng 3,000.Meanwhile, Russian applicants remained stable, with numbers still hovering around 3,000.

IV. Lời Kết 

Tương tự như biểu đồ đường (Line Graph), thí sinh cần chú ý đến việc lựa chọn những đặc điểm nổi bật và ngôn ngữ phù hợp để miêu tả số liệu và xu hướng của các đối tượng. Một số thí sinh để mất điểm một cách đáng tiếc vì mắc những lỗi sai như đưa ý kiến cá nhân vào bài viết, liệt kê toàn bộ số liệu xuất hiện trong biểu đồ hay sử dụng sai thì. 

Nếu bạn muốn nắm rõ hơn về các lỗi sai thường gặp với dạng bài Bar Chart và Line Graph hay hiểu rõ hơn về cách viết dạng bài Line Graph, hãy tham khảo ngay bài viết Hướng dẫn chi tiết dạng bài Line Graph trong IELTS Writing Task 1. Betterway chúc bạn đạt được những kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới!

Betterway.vn

(Bài viết cập nhật: 01/11/2024)

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Matching Endings Trong IELTS Reading

Free

Hướng dẫn Cách Viết Dạng Bài Discussion IELTS Writing Task 2

Free

Phương pháp Keyword Technique là gì và cách áp dụng hiệu quả

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Listening

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Summary Completion Trong IELTS Listening

Free

Idiomatic expressions là gì và ứng dụng trong IELTS Speaking

Free

Hướng dẫn làm tốt dạng Yes/No/Not given trong IELTS Reading

Free

Phương pháp tránh bí ý tưởng trong Writing Task 2 hiệu quả nhất

Free

Cẩm Nang Bật Band Writing Với Cohesive Devices Cần Biết

Free

Cách cải thiện Fluency and Coherence trong IELTS Speaking

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Flow-chart Completion Trong IELTS Reading

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Reading

WHATSAPP