Hướng dẫn Cách Viết Dạng Bài Discussion IELTS Writing Task 2

Việc viết một bài IELTS Writing Task 2 với dạng bài Discussion có thể là một thách thức với những học sinh mới bắt đầu làm quen với IELTS, nhưng với những thông tin bổ ích dưới đây, bạn hoàn toàn có thể thành thạo cách viết dạng bài này chỉ trong 10 phút. 

Trong bài viết này, Betterway sẽ cung cấp cho bạn những bước chi tiết và các điểm cần lưu ý để giúp bạn “xử đẹp” dạng bài Discussion trong IELTS Writing Task 2 nhé!

I. Giới Thiệu Về Dạng Bài Discussion

Trong dạng bài Discussion, đề bài sẽ đưa ra một vấn đề có hai quan điểm đối lập nhau. Nhiệm vụ của bạn là trình bày rõ ràng cả hai quan điểm đó và đưa ra quan điểm cá nhân của mình. Để làm tốt dạng bài này, bạn cần:

  • Hiểu rõ đề bài: Một điểm đặc biệt với dạng bài Discussion là bạn cần xác định rõ ràng hai quan điểm được nêu ra trong đề bài là gì. 
  • Nêu rõ ràng quan điểm cá nhân: Phần lớn các câu hỏi dạng Discussion yêu cầu bạn đưa ra quan điểm cá nhân. Chính vì thế hãy đưa ra quan điểm một cách thuyết phục, phù hợp với những phân tích đưa ra ở phần thân bài.

II. Các Bước Viết Một Bài Discussion Hoàn Chỉnh

Bước 1: Phân tích đề bài

Xác định từ khóa: Khi phân tích đề bài, ta cần nhận biết được những từ khoá quan trọng để nắm được trọng tâm của đề. 

Xác định hai quan điểm của đề bài: Dạng Discussion đưa ra cho bạn hai quan điểm khác nhau về một vấn đề và trước khi đi vào phân tích, ta cần hiểu rõ hai quan điểm trên là gì. 

Bước 2: Lập dàn bài

Sau khi phân tích đề bài, bạn cần lập dàn ý để sắp xếp các ý tưởng trong bài viết của mình. Một dàn ý tốt sẽ giúp bài viết của bạn mạch lạc và logic hơn. Dàn ý cho bài viết IELTS Writing Task 2 thường bao gồm:

  • Introduction (Mở bài): Giới thiệu ngắn gọn về chủ đề, hai quan điểm ở đề bài và quan điểm cá nhân (nếu đề bài yêu cầu “give your opinion”).
  • Body Paragraphs (Thân bài): Mô tả chi tiết các lập luận và dẫn chứng cho từng quan điểm.
  • Conclusion (Kết bài): Tóm tắt các ý chính và khẳng định lại quan điểm cá nhân.

Bước 3: Viết Mở Bài (Introduction)

  • Mở bài (Introduction):
    • Paraphrase đề bài: Đưa ra một câu mở đầu diễn đạt lại ý chính của đề bài bằng từ ngữ của bạn.
    • Thesis statement: Nêu rõ quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy lựa chọn ngôn từ thể hiện rõ ràng quan điểm cá nhân, giúp giám khảo dễ dàng nắm được lập trường của bạn.

Bước 4: Viết Thân Bài (Body paragraphs)

Một phần thân bài hoàn chỉnh thường bao gồm 2 hoặc 3 đoạn văn với mỗi đoạn văn tập trung vào một khía cạnh của bài viết. Trong mỗi đoạn thân bài, hãy nêu rõ luận điểm chính của đoạn và dùng các luận cứ, ví dụ minh họa để chứng minh cho luận điểm. Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải có ví dụ cho tất cả luận điểm.

Với dạng Discussion, ta có thể phân tích mỗi quan điểm trong một đoạn văn với cấu trúc bài viết cụ thể như sau:

  • Đoạn thân bài 1: 
    • Câu chủ đề: Nêu rõ quan điểm thứ nhất.
    • Phân tích lý do: Giải thích tại sao nhiều người lại đồng ý với quan điểm này.
    • Ví dụ: Đưa ra ví dụ cụ thể để minh họa cho lý do trên.
  • Đoạn thân bài 2: 
    • Câu chủ đề: Nêu rõ quan điểm thứ hai.
    • Phân tích lý do: Giải thích tại sao một số người khác lại đồng ý với quan điểm này.
    • Ví dụ: Đưa ra ví dụ cụ thể để minh họa cho lý do mà bạn vừa nêu.

Bước 5: Viết Kết Bài (Conclusion)

Một đoạn kết bài hoàn chỉnh cần có hai phần chính bao gồm tóm tắt nội dung của bài viết và quan điểm cá nhân (lập trường của người viết).

  • Tóm tắt: Đoạn kết bài tóm tắt ngắn gọn hai quan điểm đã trình bày ở thân bài.
  • Quan điểm cá nhân: Khẳng định lại quan điểm của bạn một lần nữa.

Bước 6: Kiểm Tra Lại Bài Viết

Sau khi hoàn thành bài viết, bạn nên dành vài phút để kiểm tra lại các lỗi ngữ pháp, chính tả và cấu trúc câu. Hãy đảm bảo rằng bài viết của bạn rõ ràng, logic và không có lỗi ngữ pháp.

III. Vận Dụng Phương Pháp Viết Bài Dạng Discussion

Some people think young people should follow the traditions of their society. Others think that they should be free to behave as individuals.

Discuss both these views and give your own opinion.

Actual Test 14/09/2024

Bước 1: Phân tích đề bài

    • Chủ đề: Vai trò của phong tục truyền thống và sự thể hiện cá nhân đối với người trẻ.
  • Keywords: 
  • Young people
    • Follow the traditions of their society
    • Free to behave as individuals
  • Yêu cầu
    • Phân tích hai quan điểm: 
  • Người trẻ nên tuân theo những phong tục truyền thống 
  • Người trẻ nên sống một cách tự do
  • Đưa ra quan điểm cá nhân về việc liệu người trẻ nên tuân theo truyền thống hay sống một cách tự do.

Bước 2: Lập dàn ý

Các đoạn vănNội dung
Introduction (Mở bài)Giới thiệu chủ đề: Vai trò của phong tục truyền thống và sự thể hiện cá nhân đối với người trẻ.
Quan điểm cá nhân: Tôi ủng hộ sự cân bằng giữa việc tôn trọng truyền thống và khuyến khích sự cá nhân hóa.
Body Paragraph 1Nội dung chính của thân bài 1: Tầm quan trọng của việc tuân theo truyền thống.
Luận điểm: Giữ gìn truyền thống giúp bảo tồn bản sắc văn hóa và tăng cường sự gắn kết xã hội.
Phân tích: Truyền thống như một ký ức tập thể, tạo ra cảm giác thuộc về trong cộng đồng.
Ví dụ: Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là truyền thống gắn kết gia đình và xã hội, với các nghi lễ như dâng hương cho tổ tiên, thăm họ hàng và chia sẻ món ăn truyền thống, giúp củng cố giá trị truyền thống.
Phân tích ví dụ: Khi người trẻ tham gia vào các truyền thống này, họ không chỉ tôn vinh tổ tiên mà còn góp phần xây dựng một xã hội hòa hợp.
Body Paragraph 2Nội dung chính của thân bài 2: Tầm quan trọng của việc sống một cách tự do.
Luận điểm: Tiến bộ xã hội phụ thuộc vào các cá nhân dám thách thức các quy tắc hiện có.
Phân tích: Lịch sử đã chứng minh việc thách thức lối tư duy truyền thống tạo nên các bước tiến trong xã hội.
Ví dụ: Phong trào nhân quyền và phong trào bình đẳng giới đã thúc đẩy những thay đổi xã hội đáng kể.
Phân tích ví dụ: Không có sự thách thức đối với các quy chuẩn, xã hội có thể trì trệ, mất đi cơ hội phát triển cho các cá nhân và toàn thể xã hội.
Conclusion (Kết bài)Tóm tắt lại quan điểm và lập luận chính.
Quan điểm: Cần có sự hài hòa giữa việc giữ gìn truyền thống và khuyến khích cá nhân hóa để tạo ra sự phong phú về văn hóa cũng như sự phát triển của xã hội.

Bước 3: Viết Phần Mở Bài

Introduction (Mở bài):

Giới thiệu về chủ đề: In contemporary society, the debate surrounding the role of tradition and individual expression is increasingly relevant. 

-> Trong xã hội hiện đại, cuộc tranh luận về vai trò của các phong tục truyền thống và bản sắc cá nhân ngày càng trở nên cấp thiết.

Nêu hai quan điểm trong đề bài: While some argue that young people should adhere to societal traditions, others contend that challenging established social norms is a cornerstone of societal progress. 

-> Một số người cho rằng giới trẻ nên tuân theo các truyền thống xã hội, trong khi những người khác cho rằng việc thách thức các chuẩn mực xã hội đã được thiết lập là nền tảng của sự tiến bộ xã hội.

Nêu quan điểm cá nhân: This essay will explore both perspectives and ultimately advocate for a balanced approach that respects tradition while still promoting individuality.

-> Bài viết này sẽ phân tích cả hai quan điểm và thể hiện sự ủng hộ việc cân bằng giữa các giá trị truyền thống và bản sắc cá nhân.

Bước 4: Viết Phần Thân Bài

Thân bài 1: Tầm quan trọng của việc tuân theo phong tục truyền thống.

  • Luận điểm: Adhering to traditions plays a crucial role in preserving cultural identity and enhancing social cohesion.

-> Việc tuân thủ các truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và tăng cường sự gắn kết xã hội.

  • Phân tích: Traditions serve as a collective memory, connecting individuals to their heritage and creating a sense of belonging within a community. 

-> Các truyền thống là nơi kí ức và trải nghiệm của nhiều thế hệ hội tụ, giúp kết nối các cá nhân với di sản văn hóa và tạo nên sự gắn bó với cộng đồng.

  • Ví dụ: In Vietnam, the Tet holiday is a prime example of a tradition that fosters unity and strengthens family bonds. This annual holiday involves elaborate rituals such as offering incense to ancestors, visiting relatives, and sharing traditional meals, all of which reinforce shared values and strengthen community spirit.

-> Ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán là một ví dụ điển hình về một truyền thống thúc đẩy sự đoàn kết và củng cố tình cảm gia đình. Dịp lễ này bao gồm các nghi lễ phức tạp như cúng ông bà, thăm bà con và chia sẻ bữa ăn truyền thống, tất cả đều tăng cường giá trị chung và củng cố tinh thần cộng đồng.

  • Phân tích ví dụ: When young people engage with these traditions, not only do they honor their ancestors but also contribute to a cohesive society where mutual respect and understanding flourish.

-> Khi giới trẻ tham gia vào các truyền thống này, họ không chỉ tôn vinh tổ tiên mà còn góp phần tạo nên một xã hội gắn kết.

Thân bài 2: Tầm quan trọng của việc thách thức các quy tắc đã được thiết lập từ trước.

  • Luận điểm: Societal progress often relies on the courage of individuals to question and challenge established norms.

-> Sự tiến bộ xã hội thường phụ thuộc vào sự dũng cảm của các cá nhân trong việc đặt câu hỏi và thách thức các chuẩn mực đã được thiết lập.

  • Phân tích: History is replete with examples of significant advancements driven by those who dared to defy convention.

-> Lịch sử chứa đầy ví dụ về các tiến bộ xã hội được thúc đẩy bởi những người dám phá vỡ quy tắc.

  • Ví dụ
    • The civil rights movement, for example, was propelled by individuals who refused to accept discriminatory practices. 

-> Phong trào dân quyền được thúc đẩy bởi những cá nhân từ chối chấp nhận sự phân biệt đối xử. 

  • The movement for gender equality has reshaped perceptions of gender roles, encouraging women to seek equal rights and opportunities.

-> Phong trào bình đẳng giới đã thay đổi nhận thức về vai trò giới tính, khuyến khích phụ nữ tìm kiếm cơ hội và quyền lợi một cách bình đẳng.

  • Phân tích ví dụ: These instances demonstrate that without challenging the status quo, societies may stagnate, losing the potential for growth and innovation.

-> Những ví dụ này cho thấy rằng nếu ta không thách thức những tư tưởng cố hữu, xã hội có thể trì trệ, đánh mất tiềm năng phát triển và đổi mới.

Bước 5: Viết Phần Kết bài

Tóm tắt lại nội dung bài viết: While adhering to traditions is vital for maintaining cultural identity and social cohesion, the progress of society hinges on individuals challenging conventional practices. 

-> Mặc dù tuân thủ truyền thống là cần thiết để duy trì bản sắc văn hóa và sự gắn kết xã hội, sự tiến bộ của xã hội lại phụ thuộc vào việc cá nhân thách thức các phong tục mang tính thông lệ.

Nêu lại quan điểm cá nhân: A harmonious coexistence of these two elements can lead to a vibrant culture that honors its past while actively shaping its future. Encouraging young people to appreciate their heritage while also giving them the freedom to think critically will ultimately enrich both individuals and society as a whole.

-> Sự đồng hành hài hòa giữa hai yếu tố này có thể tạo ra một nền văn hóa sôi động, tôn vinh quá khứ trong khi chủ động định hình tương lai. Khuyến khích giới trẻ trân trọng di sản văn hóa, đồng thời cho phép họ tư duy phản biện, sẽ làm cho đời sống cá nhân và văn hóa xã hội thêm phần phong phú.

Bước 6: Kiểm Tra Lại Bài Viết

Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề bài bao gồm phân tích hai quan điểm mà đề bài nêu, đồng thời nêu rõ quan điểm cá nhân trong phần mở bài và kết bài. 

Các cấu trúc ngữ pháp và từ ngữ được sử dụng trong bài đều phù hợp với ngữ cảnh và không mắc phải các vấn đề ngữ pháp hay diễn đạt.

Bài viết hoàn chỉnh

In contemporary society, the debate surrounding the role of tradition and individual expression is increasingly relevant. While some argue that young people should adhere to societal traditions, others contend that challenging established social norms is a cornerstone of societal progress. This essay will explore both perspectives and ultimately advocate for a balanced approach that respects tradition while still promoting individuality.

Adhering to traditions plays a crucial role in preserving cultural identity and enhancing social cohesion. Traditions serve as a collective memory, connecting individuals to their heritage and creating a sense of belonging within a community. In Vietnam, the Tet holiday is a prime example of a tradition that fosters unity and strengthens family bonds. This annual holiday involves elaborate rituals such as offering incense to ancestors, visiting relatives, and sharing traditional meals, all of which reinforce shared values and strengthen social cohesion. When young people engage with such traditions, they not only honor their ancestors but also contribute to a cohesive society where mutual respect and understanding flourish.

However, societal progress often relies on the courage of individuals to question and challenge established norms. History is replete with examples of significant advancements driven by those who dared to defy convention. The civil rights movement, for example, was propelled by individuals who refused to accept discriminatory practices, leading to profound societal changes. Similarly, the movement for gender equality has reshaped perceptions of gender roles, encouraging women to seek equal rights and opportunities. These instances demonstrate that without challenging the status quo, societies may stagnate, losing the potential for growth and innovation.

In conclusion, while adhering to traditions is vital for maintaining cultural identity and social cohesion, the progress of society hinges on individuals challenging conventional practices. A harmonious coexistence of these two elements can lead to a vibrant culture that honors its past while actively shaping its future. Encouraging young people to appreciate their heritage while also giving them the freedom to think critically will ultimately enrich both individuals and society as a whole.

IV. Các Lỗi Thường Gặp Với Dạng Bài Discussion

1. Không phân tích rõ hai quan điểm

Nhiều thí sinh không xác định cụ thể hai quan điểm chính trong đề bài, dẫn đến việc bài viết không được rõ ràng là đồng tình với quan điểm nào.

-> Cách khắc phục:

  • Đọc kỹ đề bài: Dành thời gian để hiểu từng từ trong đề, đặc biệt là những từ khóa.
  • Ghi chú: Trong quá trình luyện tập, hãy viết ra nháp hai quan điểm một cách rõ ràng, giúp hình dung rõ mình đang phân tích, bảo vệ hay phủ định quan điểm nào. 

2. Thiếu cấu trúc logic
Một vấn đề thường gặp khác là việc bài viết không có cấu trúc rõ ràng, khiến cho người đọc khó theo dõi các luận điểm.

-> Cách khắc phục:

  • Lập dàn bài: Trước khi viết, dành thời gian để lên kế hoạch cho từng đoạn trong bài viết, xác định rõ ràng từng luận điểm và cách bạn sẽ phát triển chúng.
  • Câu chủ đề: Mỗi đoạn văn nên bắt đầu bằng một câu chủ đề rõ ràng, giúp người đọc biết đoạn văn đó nói về điều gì. Sau đó hẵng phát triển các ý tưởng bằng các ví dụ và dẫn chứng liên quan.
  • Sử dụng công cụ liên kết: Sử dụng các từ liên kết như “firstly”, “in addition” và “finally” để định hướng người đọc qua từng phần của bài viết. Ngoài ra, đối với dạng bài Discussion, bạn có thể sử dụng cụm từ “On the other hand” để phân biệt rõ ràng giữa hai luồng quan điểm.

3. Không nêu rõ quan điểm cá nhân

Với dạng bài Discussion, bạn thường được yêu cầu đưa ra quan điểm của cá nhân. Tuy nhiên, nhiều thí sinh bỏ qua việc thể hiện quan điểm cá nhân của mình hoặc không làm rõ nó, dẫn đến việc bài viết không thỏa mãn hết các yêu cầu của đề. Điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm số trong tiêu chí Task Response (Khả Năng Đáp Ứng Đề Bài).

-> Cách khắc phục:

  • Nêu rõ quan điểm ở đầu bài viết: Ngay từ phần mở bài, sau khi đề cập đến chủ đề và nội dung của đề bài, hãy đưa ra quan điểm cá nhân của bạn một cách rõ ràng. 
  • Nhấn mạnh lại quan điểm ở kết bài: Trong phần kết, nhấn mạnh lại quan điểm của bạn một cách mạnh mẽ và kết nối với các luận điểm đã được đề cập trước đó.
  • Sử dụng ngôn ngữ khẳng định: Sử dụng các cụm từ như “I believe” hoặc “I strongly advocate” để thể hiện rõ ràng lập trường của bạn.

V. Lời Kết

Hy vọng rằng những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn tự tin hơn khi viết bài Discussion trong IELTS Writing Task 2. Bên cạnh việc nắm rõ các bước cần thiết để viết bài, việc luyện tập thường xuyên và khắc phục các lỗi sai sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về các dạng bài khác trong IELTS Writing Task 2 thì đừng ngần ngại và ghé thăm website của Betterway nhé. Chúc bạn thành công trong kì thi sắp tới!

Betterway.vn

 

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Matching Endings Trong IELTS Reading

Free

Hướng dẫn Cách Viết Dạng Bài Discussion IELTS Writing Task 2

Free

Phương pháp Keyword Technique là gì và cách áp dụng hiệu quả

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Listening

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Summary Completion Trong IELTS Listening

Free

Idiomatic expressions là gì và ứng dụng trong IELTS Speaking

Free

Hướng dẫn làm tốt dạng Yes/No/Not given trong IELTS Reading

Free

Phương pháp tránh bí ý tưởng trong Writing Task 2 hiệu quả nhất

Free

Cẩm Nang Bật Band Writing Với Cohesive Devices Cần Biết

Free

Cách cải thiện Fluency and Coherence trong IELTS Speaking

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Flow-chart Completion Trong IELTS Reading

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Reading

WHATSAPP