Hướng Dẫn Làm Dạng True/False/Not Given Trong IELTS Reading

Dạng bài True/False/Not Given trong bài thi IELTS Reading từ trước đến nay thường được đánh giá là một trong những dạng bài  khó nhất với  nhiều cái “bẫy”  mà thí sinh dễ vướng phải. Hãy cùng Betterway khám phá bí quyết dành trọn điểm với dạng bài này nhé!

I. Giới Thiệu Về Dạng True/False/Not Given

Dạng bài này đưa ra một danh sách các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc, trong đó nhiệm vụ của bạn là đánh giá tính chính xác của từng câu hỏi dựa trên thông tin có trong bài. Nếu thông tin trong câu hỏi trùng khớp với bài đọc, bạn chọn True. Ngược lại, nếu thông tin trái ngược với thông tin trong bài đọc, bạn chọn False. Khi thông tin không được đề cập đến trong bài đọc, bạn chọn Not Given.

II. Chiến Lược Làm Bài Dạng True/False/Not Given

Bước 1: Đọc Kỹ Yêu Cầu Của Đề Bài

Đầu tiên, bạn cần đọc kỹ yêu cầu đề bài để không nhầm lẫn giữa hai dạng True/False/Not Given và Yes/No/Not Given. Bạn có thể khoanh tròn yêu cầu đề bài để nhắc nhở bản thân tránh mắc phải lỗi sai đáng tiếc này.

Bước 2: Phân Tích Câu

Sau khi hiểu rõ yêu cầu của đề bài, bạn nên phân tích kỹ từng câu hỏi và xác định những keywords quan trọng. Việc gạch chân các keywords này sẽ giúp bạn định hướng được thông tin cần tìm trong bài đọc và đưa ra đáp án chính xác hơn.

1 Examples of ancient stepwells can be found all over the world.
2 Stepwells had a range of functions, in addition to those related to water collection.
3 The few existing stepwells in Delhi are more attractive than those found elsewhere.
4 It took workers many years to build the datetime="2024-10-04T15:28:33+00:00">stone steps characteristic of stepwells.
5 The number of steps above the water level in a stepwell altered during the course of a year.

Cambridge University Press. (2015). Cambridge IELTS 10: Academic student’s book with answers (p. 19).

Trong ví dụ trên, ngoài việc xác định các content words (“từ mang nghĩa”, bao gồm danh từ, động từ, tính từ, trạng từ quan trọng mang nghĩa của câu), bạn cũng cần chú ý tới các qualifying words (“từ chỉ định tính”, chỉ mức độ hoặc số lượng của động từ hoặc danh từ chính trong câu) bởi chúng có thể thay đổi nghĩa của câu so với câu gốc trong đoạn văn. Các qualifying words trong ví dụ trên là: “all”, “a range of”, “few”, “more”, “many”, “a”.

Dưới đây là bảng thống kê các loại qualifying words:

Qualifying wordsVí dụ
Trạng từ chỉ số lượngall, everyone, many, some, few, a few, little, a little
(tất cả, mọi người, nhiều, vài, một số)

Trạng từ chỉ tần suấtalways, usually, often, sometimes, rarely, never
(luôn luôn, thường xuyên, thường, thỉnh thoảng, hiếm khi, không bao giờ)
Trạng từ mang nghĩa “chỉ có một”purely, only, mainly
(hoàn toàn, duy nhất, chủ yếu)
Số thứ tựfirst, second, third, last
(đầu tiên, thứ hai, thứ ba, cuối cùng)

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số cấu trúc ngữ pháp có thể làm thay đổi nghĩa câu trong dạng bài True/False/Not Given so với câu gốc trong đề bài, ví dụ như modal verbs (động từ tình thái) và superlative/comparative structure (cấu trúc so sánh nhất/so sánh hơn). Modal verb trong ví dụ bài True/False/Not Given trên là “can”; comparative structure là “more attractive”.

Bước 3: Đọc Kỹ Đoạn Văn Và Điền Đáp Án

Để tìm ra đáp án cho câu hỏi True/False/Not Given, bạn cần thực hành các bước sau: xác định keywords, đọc quét (scan) đoạn văn và phân tích ngữ cảnh. Hãy nhớ rằng, thông tin trong câu hỏi thường được diễn đạt bằng cách khác so với đoạn văn, vì vậy bạn cần tìm kiếm các từ đồng nghĩa với các từ khoá hoặc cấu trúc câu tương đương.

Bước 4: Kiểm Tra Lại Câu Trả Lời

Sau khi điền đáp án True/False/Not Given, bạn cần kiểm tra kỹ lại từng câu để đảm bảo không bị lệch đáp án các câu với nhau và không viết nhầm đáp án sang dạng Yes/No/Not Given. Hãy chắc chắn rằng không câu nào bị bỏ lỡ nhé!

III. Vận dụng phương pháp làm bài

Trên đây là bốn bước giúp bạn chinh phục dạng bài True/False/Not Given trong IELTS Reading. Bây giờ, cùng BTW ứng dụng các bước này vào bài tập dưới đây nhé!

The importance of children’s play
Brick by brick, six-year-old Alice is building a magical kingdom. Imagining fairy-tale turrets and fire-breathing dragons, wicked witches and gallant heroes, she’s creating an enchanting world. Although she isn’t aware of it, this fantasy is helping her take her first steps towards her capacity for creativity and so it will have important repercussions in her adult life.

Minutes later, Alice has abandoned the kingdom in favour of playing schools with her younger brother. When she bosses him around as his ‘teacher’, she’s practising how to regulate her emotions through pretence. Later on, when they tire of this and settle down with a board game, she’s learning about the need to follow rules and take turns with a partner.

‘Play in all its rich variety is one of the highest achievements of the human species,’ says Dr David Whitebread from the Faculty of Education at the University of Cambridge, UK. ‘It underpins how we develop as intellectual, problem-solving adults and is crucial to our success as a highly adaptable species.’

Recognising the importance of play is not new: over two millennia ago, the Greek philosopher Plato extolled its virtues as a means of developing skills for adult life, and ideas about play-based learning have been developing since the 19th century.

But we live in changing times, and Whitebread is mindful of a worldwide decline in play, pointing out that over half the people in the world now live in cities. ‘The opportunities for free play, which I experienced almost every day of my childhood, are becoming increasingly scarce,’ he says. Outdoor play is curtailed by perceptions of risk to do with traffic, as well as parents’ increased wish to protect their children from being the victims of crime, and by the emphasis on ‘earlier is better’ which is leading to greater competition in academic learning and schools.

International bodies like the United Nations and the European Union have begun to develop policies concerned with children’s right to play, and to consider implications for leisure facilities and educational programmes. But what they often lack is the evidence to base policies on.

‘The type of play we are interested in is child-initiated, spontaneous and unpredictable – but, as soon as you ask a five-year-old “to play”, then you as the researcher have intervened,’ explains Dr Sara Baker. ‘And we want to know what the long-term impact of play is. It’s a real challenge.’ Dr Jenny Gibson agrees, pointing out that although some of the steps in the puzzle of how and why play is important have been looked at, there is very little data on the impact it has on the child’s later life.

Now, thanks to the university’s new Centre for Research on Play in Education, Development and Learning (PEDAL), Whitebread, Baker, Gibson and a team of researchers hope to provide evidence on the role played by play in how a child develops.

‘A strong possibility is that play supports the early development of children’s self control,’ explains Baker. ‘This is our ability to develop awareness of our own thinking processes – it influences how effectively we go about undertaking challenging activities.’

In a study carried out by Baker with toddlers and young pre-schoolers, she found that children with greater self-control solved problems more quickly when exploring an unfamiliar set-up requiring scientific reasoning. ‘This sort of evidence makes us think that giving children the chance to play will make them more successful problem-solvers in the long run.’

If playful experiences do facilitate this aspect of development, say the researchers, it could be extremely significant for educational practices, because the ability to self-regulate has been shown to be a key predictor of academic performance.

Gibson adds: ‘Playful behaviour is also an important indicator of healthy social and emotional development. In my previous research, I investigated how observing children at play can give us important clues about their well-being and can even be useful in the diagnosis of neurodevelopmental disorders like autism.’

Whitebread’s recent research has involved developing a play-based approach to supporting children’s writing. ‘Many primary school children find writing difficult, but we showed in a previous study that a playful stimulus was far more effective than an instructional one.’ Children wrote longer and better-structured stories when they first played with dolls representing characters in the story. In the latest study, children first created their story with Lego*, with similar results. ‘Many teachers commented that they had always previously had children saying they didn’t know what to write about. With the Lego building, however, not a single child said this through the whole year of the project.’

Whitebread, who directs PEDAL, trained as a primary school teacher in the early 1970s, when, as he describes, ‘the teaching of young children was largely a quiet backwater, untroubled by any serious intellectual debate or controversy.’ Now, the landscape is very different, with hotly debated topics such as school starting age.

‘Somehow the importance of play has been lost in recent decades. It’s regarded as something trivial, or even as something negative that contrasts with “work”. Let’s not lose sight of its benefits, and the fundamental contributions it makes to human achievements in the arts, sciences and technology. Let’s make sure children have a rich diet of play experiences.’
__________________________________
*Lego: coloured plastic building blocks and other pieces that can be joined together
Questions 9-13
Do the following statements agree with the information given in Reading Passage 1?
In boxes 9-13 on your answer sheet, write
TRUE if the statement agrees with the information
FALSE
if the statement contradicts the information
NOT GIVEN if there is no information on this
9 Children with good self-control are known to be likely to do well at school later on.
10 The way a child plays may provide information about possible medical problems.
11 Playing with dolls was found to benefit girls’ writing more than boys’ writing.
12 Children had problems thinking up ideas when they first created the story with Lego.
13 People nowadays regard children’s play as less significant than they did in the past.

Cambridge University Press. (2019). Cambridge IELTS 14: Academic student’s book with answers (p. 16-19).

Chúng ta sẽ lần lượt thực hiện các bước nêu trên để hoàn thành bài tập này nhé!

  • Bước 1: Đọc Kỹ Yêu Cầu Của Đề Bài

Để tránh việc tâm lý phòng thi gây nhầm lẫn hai dạng True/False/Not Given và Yes/No/Not Given, bạn có thể khoanh tròn yêu cầu đề bài để lưu ý bản thân.

  • Bước 2: Phân Tích Câu

Sau khi xác định yêu cầu đề bài, ta sẽ tiến hành Phân Tích Câu. Bây giờ hãy cùng phân tích câu đầu tiên và gạch chân các từ khóa nhé!

9 Children with good self-control are known to be likely to do well at school later on.

Ở đây chúng ta có thể chọn được những từ khóa:

  • Children: Trẻ em
  • good self-control: sự tự kiểm soát tốt
  • likely: có khả năng
  • do well: học tốt
  • school: trường
  • later on: sau này
  • Bước 3: Đọc Kỹ Đoạn Văn Và Điền Đáp Án

Dựa vào các từ khóa trên, chúng ta xác định được những câu văn chứa thông tin cho câu hỏi nằm ở đoạn mười và mười một:

In a study carried out by Baker with toddlers and young pre-schoolers, she found that children with greater self-control solved problems more quickly when exploring an unfamiliar set-up requiring scientific reasoning. ‘This sort of evidence makes us think that giving children the chance to play will make them more successful problem-solvers in the long run.’
If playful experiences do facilitate this aspect of development, say the researchers, it could be extremely significant for educational practices, because the ability to self-regulate has been shown to be a key predictor of academic performance.

Trong đó:

Từ khóa trong đềCách diễn đạt tương ứng trong bài đọc
Childrenchildren
good self-controlgreater self-control, self-regulate
likelymore
do wellsuccessful problem-solver
schoolacademic performance
later onin the long run

Trong đoạn văn trên tác giả nói rằng: “Trong một nghiên cứu” (In a study), “trẻ em có khả năng tự chủ cao hơn thì giải quyết vấn đề nhanh hơn” (children with greater self-control solved problems more quickly). Điều này cho thấy “việc cho trẻ em cơ hội chơi sẽ giúp chúng trở thành người giải quyết vấn đề thành công hơn về lâu dài.” (giving children the chance to play will make them more successful problem-solvers in the long run). Ngoài ra, “khả năng tự quản đã được chứng minh là một yếu tố dự báo chính cho thành tích học tập.” (the ability to self regulate has been shown to be a key predictor of academic performance).

Từ thông tin trên, ta có thể thấy “Trẻ em có sự tự kiểm soát tốt được biết là có khả năng học tốt ở trường sau này” (Children with good self-control are known to be likely to do well at school later on). Vậy, đáp án câu đầu tiên là “True”.

Bước 4: Kiểm Tra Lại Câu Trả Lời

Khi đối chiếu với đoạn văn, ta có thể thấy đáp án “True” cho câu đầu tiên thỏa mãn yêu cầu của đề bài với các bằng chứng và lí lẽ rõ ràng. Từ đó ta có thể xác định đây là đáp án đúng.

Hãy áp dụng các bước trên để xác định các câu còn lại True/False/Not Given và kiểm tra xem mình đã làm đúng chưa nhé!

Ngoài việc gạch chân keywords, bạn nhớ lưu ý đến qualifying words và các cấu trúc ngữ pháp trong câu hỏi có thể thay đổi nghĩa câu so với đoạn văn.

Đáp án:

9 Children with good self-control are known to be likely to do well at school later on. TRUE
10 The way a child plays may provide information about possible medical problems. TRUE
11 Playing with dolls was found to benefit girls’ writing more than boys’ writing. NOT GIVEN
12 Children had problems thinking up ideas when they first created the story with Lego. FALSE
13 People nowadays regard children’s play as less significant than they did in the past. TRUE

IV. Một Số Mẹo Làm Bài Với Dạng True/False/Not Given

1. Tập Trung Vào Ngữ Cảnh

Trong khi làm bài, nhiều khi bạn sẽ thấy thông tin trong đoạn và câu hỏi rất giống nhau, chỉ khác một số từ và cấu trúc câu, nhưng đừng vội điền đáp án True. Hãy đọc thật kỹ các từ và cấu trúc câu đó, xem xét liệu chúng có thay đổi nghĩa câu hỏi so với thông tin trong đoạn văn không để đi đến kết luận cuối. 

Điều này cũng có thể áp dụng với các câu hỏi khó để bạn phân tích và đối chiếu với thông tin trong đoạn, giúp đưa ra dự đoán chính xác hơn nhằm tránh việc bỏ qua câu hỏi khó ngay lập tức.

2. Lưu Ý Thứ Tự Câu Hỏi Và Thông Tin Trong Đoạn Văn

Các thông tin trong đoạn văn để trả lời cho câu hỏi sẽ theo cùng thứ tự như các câu hỏi. Ví dụ, câu trả lời cho câu hỏi 2 luôn nằm giữa các câu trả lời cho câu hỏi 1 và 3 trong đoạn văn.

3. Sử Dụng Kỹ Thuật Skimming và Scanning

Đọc lướt (Skimming) giúp bạn nắm bắt ý chính của văn bản để biết câu trả lời có thể nằm ở đoạn nào trong bài, còn đọc quét (Scanning) giúp bạn tìm ra thông tin cụ thể để tìm đáp án đúng cho câu hỏi. Hai kỹ năng này kết hợp với nhau sẽ giúp bạn hoàn thành dạng bài True/False/Not Given một cách hiệu quả.

4.Tránh Mắc Phải Những Lỗi Sai Cơ Bản

Một lỗi thí sinh đôi khi mắc phải là ghi đáp án thành Yes/No/Not Given hoặc Y/N/NG do sơ suất hoặc tâm lý thi gây nhầm lẫn. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể khoanh tròn True/False/Not Given ở đề bài và viết đầy đủ True/False/Not Given thay vì viết tắt T/F/NG rất dễ nhầm lẫn.

V. Chiến Lược Cải Thiện Điểm Số IELTS Reading

Ngoài việc trang bị cho mình một phương pháp phù hợp và các mẹo nhằm tối ưu điểm số khi làm bài thì chiến lược lâu dài cũng là yếu tố rất quan trọng. Dưới đây là một số cách để các bạn cải thiện được điểm số của mình.

1. Trang Bị Vốn Từ Vựng Đa Dạng

Vì các đoạn văn trong bài thi IELTS Reading thường liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau nên việc trang bị vốn từ vựng phong phú là rất cần thiết. Hãy cố gắng học và ghi nhớ các từ vựng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế…

2. Sử Dụng Các Đề Thi Mẫu

Sử dụng các đề thi mẫu IELTS Reading từ các nguồn uy tín để luyện tập. Điều này không chỉ giúp bạn quen thuộc với cấu trúc bài thi mà còn cải thiện kỹ năng đọc hiểu của bạn. Đây là một số nguồn tài liệu uy tín bạn có thể tham khảo: Cambridge IELTS Series, Road to IELTS, IELTS Trainer, The Official Guide to IELTS,…

3. Tự Đánh Giá Và Cải Thiện

Sau mỗi lần làm bài, bạn hãy tự đánh giá và rút kinh nghiệm từ những lỗi mình đã mắc phải thay vì chỉ kiểm tra đáp án đúng hay sai. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng của mình một cách hiệu quả nhất.

4. Tham Gia Các Khóa Học IELTS

Tham gia các khóa học IELTS chất lượng sẽ giúp bạn được hướng dẫn chi tiết và cụ thể về dạng bài Matching Headings cũng như các dạng bài khác trong IELTS. Tại Betterway, học sinh được học trong môi trường kích thích tư duy và sáng tạo với sự hướng dẫn của giáo viên giàu kinh nghiệm, cùng phương pháp giảng dạy độc quyền Rèn Luyện Sâu và tài liệu học tập chất lượng được biên soạn bởi đội ngũ học thuật tận tâm của Betterway.

VI. Lời Kết

Dạng bài True/False/Not Given trong bài đọc IELTS đòi hỏi thí sinh phải có khả năng tư duy logic nhạy bén và kỹ năng tìm kiếm thông tin hiệu quả. Bằng cách áp dụng các chiến lược làm bài hợp lý, bạn sẽ không chỉ trả lời chính xác các câu hỏi mà còn tiết kiệm thời gian làm bài. Nhớ luyện tập thường xuyên để bạn có thể tự tin đối mặt với dạng bài này và đạt được kết quả như mong đợi nhé!

Betterway.vn

(Bài viết cập nhật: 02/11/2024)

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Matching Endings Trong IELTS Reading

Free

Hướng dẫn Cách Viết Dạng Bài Discussion IELTS Writing Task 2

Free

Phương pháp Keyword Technique là gì và cách áp dụng hiệu quả

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Listening

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Summary Completion Trong IELTS Listening

Free

Idiomatic expressions là gì và ứng dụng trong IELTS Speaking

Free

Hướng dẫn làm tốt dạng Yes/No/Not given trong IELTS Reading

Free

Phương pháp tránh bí ý tưởng trong Writing Task 2 hiệu quả nhất

Free

Cẩm Nang Bật Band Writing Với Cohesive Devices Cần Biết

Free

Cách cải thiện Fluency and Coherence trong IELTS Speaking

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Flow-chart Completion Trong IELTS Reading

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Reading

WHATSAPP