Kinh nghiệm du học nghề: Ngành nào, điều kiện và chi phí

Du học nghề là một hình thức du học được nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay. Hình thức du học này mang lại nhiều lợi ích cho du học sinh như là được đào tạo nghề nghiệp bài bản, có tay nghề cao và có cơ hội làm việc và định cư tại nước sở tại sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, du học nghề cũng có những khó khăn và thách thức nhất định, đòi hỏi du học sinh phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Dưới đây, Betterway gửi bạn những kinh nghiệm về du học nghề chi tiết và giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn nhé.

I. Kinh nghiệm du học nghề bạn nên biết

1. Chọn ngành nghề phù hợp

Trước khi du học nghề, bạn cần xác định rõ ngành nghề mà mình muốn theo đuổi. Điều này sẽ giúp bạn có định hướng học tập và tìm được cơ hội việc làm tốt sau khi tốt nghiệp.

Bạn có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân hoặc tìm hiểu thông tin trên các trang web du học để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

2. Tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo

Mỗi chương trình đào tạo du học nghề sẽ có những yêu cầu và điều kiện khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo mà mình quan tâm, bao gồm thời gian học tập, chi phí, cơ hội việc làm,…

Điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình học tập và định cư sau khi tốt nghiệp.

3. Nâng cao trình độ tiếng nước du học

Tiếng Đức hay tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại các nước . Để theo học chương trình du học nghề tại nước đó , bạn cần có trình độ tiếng  tối thiểu là B1. 

4. Tìm kiếm nhà tuyển dụng

Trước khi du học, bạn cần tìm kiếm nhà tuyển dụng để có cơ hội nhận được học bổng hoặc hợp đồng thực tập.

Bạn có thể tìm kiếm nhà tuyển dụng thông qua các hội chợ việc làm, website tuyển dụng hoặc liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp tại nước đó.

5. Chuẩn bị hồ sơ du học

Hồ sơ du học nghề cần bao gồm các giấy tờ sau:

  • Học bạ, bằng tốt nghiệp
  • Chứng chỉ tiếng Đức
  • Giấy khám sức khỏe
  • Thư giới thiệu
  • CV

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác để đảm bảo hồ sơ du học của bạn được xét duyệt thuận lợi.

6. Tìm hiểu về chi phí du học

Chi phí du học nghề bao gồm chi phí học tập, chi phí sinh hoạt và chi phí đi lại. Bạn cần cân nhắc kỹ khả năng tài chính của mình trước khi quyết định du học nghề.

7. Chuẩn bị tinh thần cho những khó khăn

Du học nghề là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng không ít khó khăn. Bạn cần chuẩn bị tinh thần cho những khó khăn như:

  • Khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới
  • Khó khăn trong việc học tập và thực tập
  • Khó khăn trong việc xa gia đình và người thân

Bạn cần có tinh thần kiên trì và nỗ lực để vượt qua những khó khăn này.

8. Hãy dành những thời gian rảnh cho việc làm thêm

Vào những ngày nghỉ, ngày lễ Tết các bạn có thể đăng ký đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Điều này giúp trang trải cho một phần chi phí sinh hoạt, ăn uống tại quốc gia.

Hãy chọn những công việc phù hợp liên quan đến ngành học của mình để giúp các bạn tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm thực tế cho bản thân.

II.  Có nên du học nghề hay không

Có nhiều bạn nghĩ, chỉ nên du học nhưng ngành trọng điểm như: quản trị kinh doanh, tài chính, nhân sự,… Tuy nhiên, việc chọn học nghề khi đi du học cũng đang là xu hướng hiện nay vì:

Tiết kiệm thời gian, chi phí: các khóa học nghề thường có thời gian ngắn chỉ khoảng 1 – 3 năm, giúp người học tiết kiệm được thời gian học và nhanh đi làm.

Việc này cùng giúp người học tiết kiệm được chi phí sinh hoạt, học phí và tình trạng hao hụt phí khi đi du học rất ít xảy ra với những ai chọn đi du học nghề

Học tập dễ dàng hơn: chương trình học nghề được đào tạo dễ dàng hơn, vì cần người làm giỏi tay nghề hơn tư duy tốt. Nhưng vẫn bảo đảm được người học tiếp thu đủ kiến thức, đủ kỹ năng khi kết thúc khóa học.

Mức lương cao ở nước ngoài và cả Việt Nam: học tại nước ngoài và làm tại nước ngoài là một việc lẻ đương nhiên, nhưng học tại nước ngoài và làm việc tại Việt Nam tưởng chừng là dễ dàng nhưng thực tế cũng rất khó khăn và cảm thấy “sốc” khi trở về Việt Nam.

Tuy nhiên, với những bạn học nghề thì khác, các bạn luôn cảm thấy tự tin khi làm việc tại nước ngoài hay làm tại Việt Nam, vì đó thường là những nghề khá phổ biến ở mọi Quốc gia giúp người học có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu.

III. Ưu điểm du học nghề so với du học truyền thống

Du học nghề cũng có vài ưu điểm tương tự với du học truyền thống như cơ hội được đào tạo, làm việc và định cư lâu dài tại nước ngoài, trải nghiệm chất lượng cuộc sống của các quốc gia được đánh là có mức sống thuộc hàng đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, mục đích của du học nghề là đào tạo ra lực lượng “lao động lành nghề” có thể lắp ngay vào những khoảng thiếu hụt lao động nên chương trình cũng có thêm những ưu điểm đặc trưng nhằm thu hút các bạn trẻ chọn du học nghề như: 

  • Tỷ lệ đậu visa cao do chính sách từ chính phủ các nước
  • Yêu cầu đơn giản, tài chính thấp, được đào tạo tiếng Anh từ căn bản và hỗ trợ chứng minh tài chính.
  • Bằng cấp được công nhận toàn cầu
  • Cơ hội học liên thông để hoàn thành chương trình Đại học để nâng cao giá trị bản thân sau khi hoàn tất chương trình định cư.
  • Thời gian xử lý thư mời nhập học và visa nhanh chóng.
  • Được hỗ trợ toàn diện tất cả các mặt, kể cả đào tạo các kỹ năng mềm cần thiết để các bạn trẻ có cơ hội được thăng tiến và thành công bền vững
  • Ngay trong quá trình học tập, nhiều trường còn tạo cơ hội cho sinh viên tham gia thực tập hưởng lương ở các doanh nghiệp, cơ sở. Điều này có nghĩa sinh viên không chỉ có điều kiện củng cố, thực hành kiến thức đã học mà còn kiếm được một khoản để trang trải cuộc sống du học.
  • Sau khi hoàn thành khóa học sẽ được tư vấn miễn phí lộ trình làm việc định cư, cơ hội làm việc tại 200 cơ sở, doanh nghiệp liên kết.
  • Được chứng nhận kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, đảm bảo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai. 
  • Chính vì lối học tập kết hợp lý thuyết với thực hành, nên hầu hết các sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp thường dễ dàng tìm được công việc phù hợp với ngành nghề mình được đào tạo và có mức thu nhập hấp dẫn.

III. Điều kiện đi du học nghề là gì?

Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với du học sinh lựa chọn chương trình du học nghề. Tuy nhiên, du học sinh vẫn buộc phải đáp ứng một số quy định chung sau đây nếu muốn tham gia chương trình du học nghề tại các nước:

  • Tốt nghiệp THPT trở lên;
  • Độ tuổi từ 18-35 (tùy theo quy định của mỗi quốc gia);
  • Không có tiền án tiền sự;
  • Sức khỏe tốt, đặc biệt không mắc các bệnh xã hội và các bệnh truyền nhiễm khác;
  • Không có người thân (trong hộ khẩu) đang hoặc từng định cư bất hợp pháp tại quốc gia bạn dự định theo học;
  • Có đủ điều kiện tài chính để theo học chương trình du học nghề;
  • Có trình độ tiếng đạt yêu cầu (tùy thuộc vào quy định cụ thể của mỗi quốc gia).

Các ngành nghề phổ biến trong chương trình du học nghề

Khác với du học có nhiều ngành nghề khác nhau, du học nghề có ít ngành hơn. Bởi vì việc đào tạo chỉ tập trung vào các ngành nghề thiếu hụt nhân sự và công việc cần người làm trực tiếp ví dụ như đầu bếp, phục vụ nhà hàng khách sạn…

Các nhóm ngành phổ biến như: Giáo dục và chăm sóc mầm non, chứng chỉ 3 nghề bếp, Lưu trú, ăn uống, giải trí và du lịch – lữ hành…

IV. Nên du học nghề ở nước nào

1. Du học nghề tại Đức

a. Thuận lợi khi du học nghề ở Đức

Du học nghề Đức là chương trình du học nghề được chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức quy định dành cho người sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đây là chương trình học song song lý thuyết và thực hành tại các doanh nghiệp nhằm phát triển các kỹ năng, nghiệp vụ về ngành học tốt nhất. 

Trung bình, hầu hết sinh viên ở Đức nên dự trù ngân sách tối thiểu là 860 euro mỗi tháng để trang trải các chi phí thuê nhà, ăn uống, giải trí, đi lại và bảo hiểm y tế.

Nhưng hãy nhớ rằng chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào thành phố nơi bạn theo học đại học.

Bạn nên lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân để có sự nghiêm túc nhất trong lúc học.
Một số bạn có vốn tiếng Đức nhưng vẫn phải học thêm bổ trợ. Ngân sách chi tiêu tham gia khóa học tiếng Đức ở TT khoảng chừng 25-30 triệu. Với những mức độ A1 – A2 – B1 tùy bạn hoàn toàn có thể học theo từng khóa mức phí sẽ thấp hơn .
Các ngành học tại du học nghề Đức bao gồm: Điều dưỡng, Nhà hàng khách sạn, Kỹ thuật cơ khí, xây dựng, Công nghệ thông tin, Truyền thông, Luật, Du lịch, Thiết kế đồ họa, Đầu bếp,… Trong đó ngành Điều dưỡng và Nhà hàng khách sạn đang là ngành hot được nhiều bạn trẻ theo học nhất.
Đức là một trong những quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất ở châu Âu với rất nhiều công việc luôn sẵn có trong mọi lĩnh vực.
Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có cơ hội việc làm tại Đức là rất lớn với mức lương ổn định từ khoảng 2000 – 3000 Euro/tháng (tùy vào từng ngành nghề).
Ngoài ra bạn còn có cơ hội tiếp xúc với nền văn minh phát triển tại châu Âu. Bạn sẽ được học trong hệ thống giáo dục tốt nhất, làm quen với nhiều nền văn hóa, đi du lịch đến nhiều nơi mà bạn muốn.

b. Những khó khăn khi du học nghề Đức

Sự khác biệt về múi giờ khiến cho nhiều du học sinh mệt mỏi, mất ngủ khi mới sang Đức. Việc mất ngủ sẽ khiến bạn uể oải, suy giảm sức khỏe và không tập trung học. Và phải mất ít nhất 3-7 ngày thì bạn mới lấy lại được sự cân bằng cho cơ thể.
Tiếng Đức được biết là một trong những loại ngôn ngữ khó học nhất. Khi sang Đức, bạn có thể phải giao tiếp 100% bằng tiếng Đức.
Bên cạnh đó thì cách phát âm của mỗi người dân Đức cũng không giống nhau, thậm chí họ nói tiếng địa phương mà bạn không quen. Và nếu bạn không cố gắng cải thiện ngoại ngữ, đôi khi nó khiến bạn cảm thấy mình như người ngoài cuộc.
 
Vì là một quốc gia phương Tây cho nên lối sống văn hóa người Đức cũng khác hoàn toàn so với Việt Nam. Nhiều bạn sẽ bị sốc văn hóa tỏng thời gian đầu sinh sống và học tập tại đây. 
Một điều khác nữa mà du học sinh cần thích nghi là hầu hết người dân không sử dụng nhiều phương tiện cá nhân mà chủ yếu chọn cách di chuyển bằng phương tiện công cộng.
Vì thế, có thể bạn sẽ đi bộ 1 quãng xa vào các buổi sáng để tới trạm xe buýt.
Một vài bạn sẽ gặp khó khăn khi du học nghề Đức khác đó là không thể hòa nhập cuộc sống.
Mọi thứ quá mới lạ và không có bạn bè, người thân bên cạnh, đôi khi bạn sẽ thấy cực kì tuổi thân và muốn trở về Việt Nam.
Việc bạn có thể cải thiện đó là cởi mở, giao tiếp nhiều hơn, học cách tự lập cho chính cuộc sống của mình.

c. Các thay đổi về quy định du học nghề Đức từ năm 2023 bạn cần biết

Để phù hợp với xu thế thị trường, Đức thường xuyên điều chỉnh các quy định dành cho lĩnh vực du học nghề. Dưới đây là một số thay đổi đáng chú ý mà bạn cần biết trước khi đăng ký ghi danh học tập cho mình:

– Học viên có cần có bằng B1 đủ các kỹ năng.

– Học viên cần khởi động bằng việc học B2 trước khi bắt đầu học nghề.

– Đơn giản hoá thủ tục xin cấp thẻ cư trú có thời hạn, thẻ cư trú vô thời hạn hoặc xin quốc tịch cho người có nhu cầu.

– Cắt giảm thời gian xin cấp thẻ cư trú cho người lao động xuống chỉ còn ½ so với trước đây.

2. Du học nghề tại Úc

a. Thuận lợi khi du học nghề ở ÚC

So với du học sinh theo học các chương trình chính khóa tại các trường cao đẳng, đại học. Du học sinh theo diện học nghề được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đến từ chính phủ Australia.

Học phí thấp: Học phí mà du học sinh diện học nghề phải nộp chỉ bằng 50% so với học phí tại các trường cao đẳng, đại học Úc. Kết hợp với thời gian học trên trường ngắn nên sinh viên tiết kiệm được rất nhiều chi phí và không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề tiền nong trong quá trình học tập.

Xin visa du học Úc dễ dàng: Du học diện học nghề du học sinh không phải chứng minh tài chính phức tạp như học đại học, cao đẳng. Vậy nên bước nộp hồ sơ xin visa du học đơn giản hơn rất nhiều so với các chương trình du học Úc khác.

Chương trình đào tạo kết hợp lý thuyết và thực hành: Chương trình học tập của du học sinh sẽ bao gồm thời gian học lý thuyết trên lớp và thực hành thực tế.

Hình thức du học Úc vừa học vừa làm này sẽ mang đến cho du học sinh những kinh nghiệm thực tiễn bổ ích và giúp du học sinh có thêm một khoản thu nhập trang trải cho cuộc sống hàng ngày.

Cơ hội chuyển tiếp lên bậc đại học: Sinh viên tốt nghiệp khóa vừa học vừa làm có thể nộp hồ sơ chuyển tiếp lên bậc đại học nếu có nhu cầu. Thời gian học chỉ kéo dài từ 1,5 – 2 năm tùy ngành học.

Cơ hội định cư lớn: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên hệ học nghề được phép ở lại Australia làm việc trong thời gian 1,5 năm và được nộp hồ sơ xin định cư tại Úc nếu đủ điều kiện.

Kinh tế: Kinh tế đứng đầu trong top ngành học có cơ hội định cư Úc hấp dẫn nhất vài năm trở lại đây và đối với hình thức du học Úc vừa học vừa làm cũng vậy.

Kế toán, kiểm toán, thống kê, kinh tế học là nhóm ngành được du học sinh quốc tế lựa chọn nhiều nhất.

Kỹ sư: Bạn có thể lựa chọn theo học các ngành điện, điện tử, cơ khí, khai khoáng, kỹ thuật hàng không, xây dựng dân dụng…


Bạn nên xem ngay Việc làm ở Úc để có thêm thông tin tham khảo trước khi quyết định đăng ký đi du học nhé.


b. Những khó khăn khi du học nghề ÚC

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Úc. Để theo học chương trình du học nghề Úc, bạn cần có trình độ tiếng Anh tối thiểu là IELTS 5.5. Nếu trình độ tiếng Anh của bạn chưa đạt yêu cầu, bạn cần tham gia các khóa học tiếng Anh tại Việt Nam hoặc Úc trước khi nhập học.

Úc là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng. Bạn cần có sự chuẩn bị về mặt văn hóa để hòa nhập với cuộc sống tại Úc.

Bạn có thể tìm hiểu về văn hóa Úc thông qua các tài liệu, sách báo, phim ảnh hoặc trò chuyện với những người đã từng du học Úc.

Chi phí du học Úc khá cao, bao gồm chi phí học phí, chi phí sinh hoạt và chi phí đi lại. Bạn cần cân nhắc kỹ khả năng tài chính của mình trước khi quyết định du học Úc.

Các chương trình du học nghề Úc thường có thời gian học tập và thực tập dài. Bạn cần có tinh thần học tập và làm việc chăm chỉ để hoàn thành chương trình học.

Du học là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng không ít khó khăn. Bạn sẽ phải xa gia đình và người thân trong thời gian dài. 

Trên đây, là những thông tin về kinh nghiệm về  du học nghề tại các nước cho bạn trẻ, và các điều kiện cũng như hồ sơ mà Betterway tổng hợp được.

Mong rằng những thông trên giúp các bạn có một lộ trình tốt nhất để du học nghề tại nước ngoài.


Hãy liên hệ với Better Way Education để nhận các tư vấn tốt nhất cho bạn.


*Cập nhật: Theo công văn mới nhất, chứng chỉ IELTS được cấp trong giai đoạn 10/9/2022 – 11/11/2022 vẫn có thể sử dụng để xét miễn bài thi ngoại ngữ theo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2023.

Các trường đại học theo đó đã điều chỉnh lại các quy chế tuyển sinh, nhằm hỗ trợ tối đa quyền lợi xét tuyển của các thí sinh.

Vẫn chưa biết quy định xét tuyển năm 2024 có được sử dụng chứng chỉ IELTS cấp trong giai đoạn 10/9/2022 – 11/11/2022 để xét tốt nghiệp THPT hay không.

Do đó, các bạn cần tìm hiểu kỹ và có sự chuẩn bị sẵn sàng để chủ động trong mọi trường hợp.

Bạn có thể ôn luyện và chủ động thi lại chứng chỉ IELTS để không bị ảnh hưởng nếu có bất cứ thay đổi nào, bỏ lỡ mất cơ hội.

Tại BETTER WAY luôn có những khóa học chất lượng, lộ trình luyện thi phù hợp cho trình độ khác nhau của từng học viên.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để học và luyện thi IELTS chuẩn bị sẵn sàng cho xét tuyển, đi du học hoặc phục vụ công việc,…

Hãy liên hệ ngay với Betterway để được tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí.

Betterway.vn

(Bài viết cập nhật: 01/11/2024)

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Matching Endings Trong IELTS Reading

Free

Hướng dẫn Cách Viết Dạng Bài Discussion IELTS Writing Task 2

Free

Phương pháp Keyword Technique là gì và cách áp dụng hiệu quả

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Listening

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Summary Completion Trong IELTS Listening

Free

Idiomatic expressions là gì và ứng dụng trong IELTS Speaking

Free

Hướng dẫn làm tốt dạng Yes/No/Not given trong IELTS Reading

Free

Lộ trình học IELTS từ 0 đến 3.0 hiệu quả (Xây gốc cho người mới)

Free

Học IELTS cần chuẩn bị những gì? Sai lầm cần tránh khi học

Free

Phương pháp tránh bí ý tưởng trong Writing Task 2 hiệu quả nhất

Free

Cẩm Nang Bật Band Writing Với Cohesive Devices Cần Biết

Free

Có nên học IELTS từ lớp 10: Lợi ích, lộ trình học hiệu quả

WHATSAPP