Hướng Dẫn Làm Dạng Flow Chart Completion Trong IELTS Listening

Dạng bài Flow chart completion trong kỹ năng IELTS Listening không phải là một trong những dạng bài quá quen thuộc và xuất hiện với tần suất cao như Table completion hay Note completion. Chính vì thế khi xuất hiện, dạng bài này có thể khiến thí sinh gặp đôi chút bối rối.

Tuy nhiên với các phương pháp phù hợp, bạn sẽ dễ dàng “xử lý” trơn tru dạng bài này mà thôi! Trong bài viết này, hãy cùng Betterway khám phá cách “chinh phục” dạng bài Flow chart Completion nhé!

I. Giới Thiệu Về Dạng Flow chart completion

Flow chart completion – hoàn thành sơ đồ – là dạng bài mà thí sinh sẽ được cung cấp một sơ đồ với những thông tin khuyết thiếu và được yêu cầu chọn từ cho sẵn hoặc nghe và điền vào chỗ trống. Đây là dạng bài thường sẽ xuất hiện ở Part 3 và chính vì thế, độ khó sẽ tương đối cao.

Điều làm cho Flow chart completion đặc biệt hơn so với những dạng bài completion khác chính là… chart (biểu đồ). Hệ thống các ô trong biểu đồ sẽ phần nào giúp thí sinh dễ theo dõi và biết thông tin mình đang nghe đến đâu. 

Các thông tin trong dạng bài Flow chart completion thường được cung cấp dưới dạng một đoạn hội thoại của 2-3 người về một chủ đề học thuật(bài thuyết trình, chủ đề nghiên cứu, kỳ thực tập,…), và thường sẽ theo trình tự thời gian từ trên xuống dưới. Tuy nhiên sẽ có hai dạng điền từ chính: một là chọn đáp án từ danh sách cho sẵn, hai là lọc thông tin từ đoạn ghi âm rồi điền.

Ví dụ 1: Dạng chọn đáp án từ danh sách cho sẵn

Complete the flow-chart below.

Choose FIVE answers from the box and write the correct letter, A-G, next to Questions 26-30

Abullet points
Bfilm
Cnotes
Dstructure
Estudent paper
Ftextbook
Gdocumentary


Cambridge 12, Test 2, Listening, Section 3, Questions 26-30, Page 34

Ví dụ 2: Dạng học thông tin từ đoạn ghi âm rồi điền

Complete the flow chart below

Write ONE WORD ONLY for each answer.

Cambridge 16, Test 2, Listening, Section 3, Question 25-30, Page 36

Chủ đề chính của bài flow chart này xoay quanh kế hoạch thực hiện bài nghiên cứu về giấc ngủ và giấc mơ. Quá trình làm nghiên cứu sẽ bao gồm việc chọn chủ đề, chọn mẫu nghiên cứu, triển khai, phân tích kết quả,… Đề bài yêu cầu ta nghe và chọn từ theo đoạn ghi âm. 

II. Phương Pháp Làm Bài Dạng Flow chart completion

Bước 1: Phân Tích Biểu Đồ

Cũng như các dạng bài khác, yêu cầu đầu tiên khi nhận đề bài là hãy phân tích kỹ thông tin được cung cấp trong biểu đồ.

Trước tiên, hãy chú ý đến tiêu đề của sơ đồ bởi đây cũng là một mảnh ghép quan trọng, giúp bạn hình dung ra chủ đề chung của bài nghe, từ đó phần nào hiểu hơn những thông tin mà bạn sắp nghe và cần điền. 

Thông thường, biểu đồ sẽ chỉ một quy trình của hoạt động nào đó, như ví dụ kể trên là các bước thực hiện bài tập nghiên cứu.

Thường những quy trình này sẽ được sắp xếp theo trình tự thời gian nối tiếp nhau, thể hiện bằng các mũi tên chỉ thứ tự công việc. Vì thế việc nắm rõ các bước cụ thể này giúp thí sinh hiểu rõ “flow” – mạch nói của bài.

Cuối cùng, xác định và gạch chân các từ khóa (keywords) trong sơ đồ bởi các từ này sẽ cấu thành nội dung cần nghe. Sau khi nhận diện keywords, bạn nên nghĩ trước về các từ đồng nghĩa hoặc các cách diễn đạt khác có thể xuất hiện trong bài nghe.

Bài thi IELTS thường sử dụng nhiều cách diễn đạt khác nhau để mô tả cùng một ý, nên việc nghĩ trước từ đồng nghĩa sẽ giúp bạn xác định kịp thông tin trong quá trình nghe.

Bước 2: Xác Định Giới Hạn Từ, Dạng Từ Và Dự Đoán Chủ Đề Cho Mỗi Ô Trống

Trước khi bắt đầu phần nghe trong IELTS Listening, thí sinh sẽ có một khoảng thời gian ngắn để chuẩn bị. Đây có thể là khoảnh khắc “định đoạt” tâm lý và những bước đi tiếp theo của bạn trong suốt phần thi.

Khoảng thời gian này có thể giúp thí sinh xác định rõ nội dung cũng như dạng từ cần thiết, thông qua việc đọc lướt đề bài và biểu đồ bài cung cấp. 

Yếu tố tiên quyết chắc chắn phải là chú ý đến giới hạn từ mà đề bài yêu cầu, với dạng flow chart thường là “một từ duy nhất” (ONLY ONE WORD) hoặc chọn từ bộ từ khoá đề bài cho sẵn.

Tiếp theo, dựa vào ngữ cảnh và cấu trúc ngữ pháp trong câu, hãy dự đoán loại từ cần điền cho mỗi ô trống, ví dụ như danh từ (đồ vật, địa điểm… số ít, số nhiều, đếm được), hay động từ, tính từ. 

Bước 3: Nghe Kỹ Và Lựa Chọn Đáp Án 

Các câu hỏi của dạng bài Flow chart completion sẽ luôn được sắp xếp theo trình tự thời gian như trong đoạn ghi âm. Vì vậy, các bạn phải luôn nắm được mạch nội dung của đoạn băng để xác định được đoạn băng đang nói đến câu hỏi nào.

Đồng thời, do các thông tin trong biểu đồ thường sẽ sắp xếp theo thứ tự thời gian, hãy chú ý cả những giới từ chỉ mốc thời gian hoặc thứ tự xuất hiện trong đoạn ghi âm (first, then, after that…). Việc này giúp bạn tập trung hơn khi nghe và biết vị trí nội dung mình cần nghe ở đâu.

Ngoài ra, khi đoạn băng bắt đầu, hãy tập trung lắng nghe và nắm bắt được đại ý của từng câu – không nên nghe từng từ một. Chú ý đến những từ đồng nghĩa, cách diễn đạt khác của các từ khóa mà các bạn đã tìm ra ở bước 2, từ đó, các bạn sẽ tìm được đáp án đúng.

Bước 4: Kiểm Tra Lại Câu Trả Lời

Sau khi nghe xong đoạn ghi âm, hãy đảm bảo rằng bạn đã làm đúng theo yêu cầu của đề bài, tránh lỗi sai không đáng có như viết sai chính tả đáp án, sai ngữ pháp, viết đáp án ở dạng số nhiều trong khi đáp án đúng ở dạng số ít và ngược lại,…

Đặc biệt cần lưu ý không có đáp án nào trùng lặp (với dạng biểu đồ cung cấp đáp án sẵn), hoặc không viết nhiều hơn giới hạn từ đề bài yêu cầu (với dạng biểu đồ không cung cấp đáp án)

III. Vận dụng phương pháp làm bài 

Với những phương pháp đã “lĩnh hội” kể trên, hãy cùng Betterway áp dụng vào bài tập dưới đây nhé!

Complete the flow chart below

Write ONE WORD ONLY for each answer.

Cambridge 16, Test 2, Listening, Section 3, Question 25-30, Page 36

Bước 1: Phân Tích Biểu Đồ

Đầu tiên, hãy dành thời gian phân tích kỹ thông tin được cung cấp trong biểu đồ. Tiêu đề của sơ đồ là “Assignment plan” chi chúng ta biết rằng chủ đề chung của bài nghe sẽ xoay quanh các bước triển khai bài tập.

Sau khi xác định đúng yêu cầu và đọc lướt đề bài, chúng ta có thể hình dung ra bối cảnh và nội dung biểu đồ sẽ gồm các bước như chọn câu hỏi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, dùng phương pháp nào để nghiên cứu,… và tổng cộng có 6 câu hỏi tương ứng 6 thông tin còn thiếu trong các bước nghiên cứu.

Bước 2: Xác Định Giới Hạn Từ, Dạng Từ Và Dự Đoán Chủ Đề Mỗi Ô Trống

Giới hạn từ là một yêu cầu không được phép sai sót. Nếu như với dạng bài flow chart cung cấp sẵn bảng danh sách các từ được chọn, thí sinh chỉ cần lựa chọn từ phù hợp để điền; thì dạng flow chart yêu cầu nghe và chọn đáp án từ đoạn ghi âm sẽ có giới hạn từ nhất định, như ví dụ đang chữa sẽ là “một từ duy nhất” (ONE WORD ONLY).

Ví dụ về các đáp án phù hợp và không phù hợp như sau:

✅website (một từ)

❌ history students (hai từ)

Đồng thời hãy gạch chân các từ khoá (keywords) trong các bước triển khai nghiên cứu. Từ các keywords và ngữ cảnh trong bài, có thể đoán trước các từ loại chủ đề từ có thể điền vào ô trống.

Cambridge 16, Test 2, Listening, Section 3, Question 25-30, Page 36

Như trong ví dụ này, câu 25 nhắc tới “sample” (mẫu nghiên cứu) và nhân vật trong bài quyết định chọn 12 sinh viên từ khoa nào đó (………… department). Vì thế có thể đoán từ điền ở đây là chuyên môn của khoa, ví dụ như psychology, music, science… Câu 26 yêu cầu thông tin về cách thức ghi chú câu trả lời, hãy nghĩ đến các dạng như forms (biểu mẫu), paper/sheets (phiếu trả lời)…

Bước 3: Nghe kỹ và lựa chọn đáp án 

Với các từ khóa tìm được ở bước 2, ta có thể xác định được những câu có chứa thông tin về đáp án đúng như sau:

Trong đó:

Câu hỏiTừ khóa trong đềCách diễn đạt tương ứng trong bài nghe
25sampleWho we’ll do the study on
decideThink about
26Decide on procedureWe could ask them to answer questions…

Đoạn ghi âm bắt đầu với “First, we have to decide on our research question” (Đầu tiên, chúng ta cần quyết định câu hỏi nghiên cứu). Dù đây không chứa thông tin cần điền nhưng sẽ giúp chúng ta biết mình đã bắt đầu với bước đầu tiên trong biểu đồ.

Tiếp đến, câu 25 yêu cầu điền khoa của các sinh viên có thể chọn làm mẫu nghiên cứu. Từ “Sample” (mẫu nghiên cứu) trong bài không được đề cập trực tiếp mà được diễn đạt rằng “We need to think about who we’ll do the study on. About 12 people?” (Chúng ta cần nghĩ tới những người có thể tiến hành nghiên cứu này. Khoảng 12 người nhỉ?). 12 người sẽ là mốc tiếp theo giúp thí sinh bám theo mạch bài nghe. Tiếp đến nhân vật Susie gợi ý nghiên cứu sinh viên khoa tâm lý học (psychology) nhưng Luke đề xuất sinh viên khoa lịch sử (history). Susie đồng ý, nhưng sau đó vẫn có tên 1 khoa khác, chính là văn học (literature).

Tuy nhiên đây chỉ là thông tin mang tính gây nhiễu vì Luke trả lời rằng “I don’t really know any” (Tôi không quen ai cả) và Susie cũng đồng ý.

-> Đáp án câu 25 history.

Câu 26 được nhắc tới với câu nói “Then we have to think about our methodology” (Chúng ta cần chọn phương pháp nghiên cứu) và self-reporting (tự báo cáo) đã được đề cập. Ngay sau đó là câu nói “And we could ask them to answer questions online” (Chúng ta có thể yêu cầu họ trả lời các câu hỏi theo cách trực tuyến). Đây là cách diễn đạt khác thay cho “procedure” (phương thức). Nhưng sau đó Susie đáp lại rằng “But in this case, paper might be better” (Trong trường hợp này, viết giấy có vẻ sẽ tối ưu hơn).

-> Đáp án câu 26paper.

Đáp án cho bài tập trên:

25. history28. stress
26. paper29. graph
27. humans30. evaluate

Bước 4: Kiểm tra lại câu trả lời

Ta đã điền một từ vào mỗi ô trống của phần ghi chú trong đề bài đúng như yêu cầu. Hãy cẩn thận điền đúng vị trí các câu hỏi, đúng chính tả của mỗi từ mình xác nhận được vào phiếu trả lời nhé.

Với phương châm “Trăm hay không bằng tay quen”, hãy cùng Betterway áp dụng những phương pháp trên vào bài tập bổ trợ dưới đây nhé!

SECTION 3 Questions 26-30

Complete the flow chart below.

Choose FIVE answers from the box and write the correct letter, A-H, next to Questions 26-30.

A size
B escape
C age
D water
E cereal
F calculations
G changes
H colour

Cambridge 19, Test 3, Listening, Section 3, Question 26-30, Page 60

Đáp án:

26. C. age29. B. escape
27. H. Colour30. F. calculations
28. E. cereal

IV. Một Số Mẹo Làm Bài Với Dạng Flow chart completion

1. Nắm được mạch bài nghe và phán đoán dạng thông tin cần điền

Hãy tận dụng khoảng thời gian trống trước khi bắt đầu nghe để đọc kỹ các thông tin trong sơ đồ và gạch chân các keywords liên quan, sau đó thử đoán loại từ (danh từ, số, địa điểm…) hoặc thông tin cần thiết dựa trên nội dung trong biểu đồ.

Đồng thời hãy liệt kê các từ đồng nghĩa hoặc các cách diễn đạt khác của những cụm từ trong bài.

2. Chú ý tới những từ chỉ trình tự thời gian

Có thể rõ ràng nhận thấy tần suất xuất hiện của các từ như “first”, “then”, “next to”,… là khá nhiều trong các bài biểu đồ.

Đây thường sẽ là “ngọn hải đăng” giúp định hướng mạch thông tin, hoặc giai đoạn nào của bài đang được nhắc tới.

Vì vậy, hãy đặc biệt chú ý khi nghe được những từ này, vì khả năng cao các thông tin cần điền sẽ nằm ngay sau đó.

3. Nắm rõ cấu trúc của bài và không dành nhiều thời gian cho một câu 

Trong dạng bài Flow chart completion, thông tin trong biểu đồ thường được xuất hiện theo mạch bài nghe. Hãy lắng nghe cẩn thận và bám sát nội dung nghe để biết khi nào thông tin cần thiết được nhắc đến.

Và vì thông tin xuất hiện theo trình tự từ trên xuống dưới, nếu lỡ bỏ sót thông tin, hãy đảm bảo rằng bạn biết mình đang ở phần nội dung nào trong bài và tập trung điền đủ những ô tiếp theo.

Sau khi hoàn thành bảng, bạn có thể quay lại, “vận dụng” trí nhớ và đoán các ô còn thiếu. Dù cơ hội là mong manh nhưng biết đâu lại hữu dụng nhỉ? 

V. Chiến Lược Cải Thiện Điểm Số

Song song với việc áp dụng phương pháp và các mẹo làm bài hiệu quả, đừng quên yếu tố vô cùng then chốt: xây dựng cho mình một chiến lược học tập lâu dài để tối ưu hóa điểm số trong kỳ thi.

1. Luyện Nghe Theo Chủ Đề

Chia nội dung nghe thành các chủ đề nhỏ để dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ. Việc này giúp bạn mở rộng vốn từ vựng và ngữ pháp thông qua các ngữ cảnh cụ thể.

Khi bạn đã có kiến thức và kỹ năng nghe tốt về một chủ đề, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi nghe về chủ đề đó, từ đó giảm bớt căng thẳng trong bài thi IELTS Listening.

2. Dành Thời Gian Nghe Mỗi Ngày

Hãy dành thời gian mỗi ngày để nghe tiếng Anh qua các kênh như: radio, podcast, phim ảnh, chương trình truyền hình, v.v. Việc nghe tiếng Anh thường xuyên giúp bạn quen với ngữ điệu, cách phát âm và tốc độ nói của người bản ngữ.

3. Luyện Tập Bài Thi Mẫu

Tìm kiếm các bài tập, đề thi mẫu từ nguồn chất lượng cao và đảm bảo uy tín. Khi luyện tập, hãy làm bài thi theo đúng thời gian quy định nhằm rèn luyện khả năng quản lý thời gian và tránh làm sai sót do vội vàng.

Quan trọng nhất, đừng quên dành thời gian phân tích sai sót của bản thân và xác định điểm yếu cần cải thiện, thay vì chỉ đơn thuần chữa đáp án đúng/sai nhé.

4. Tham Gia Các Khóa Học IELTS

Một chiến lược học tập hiệu quả là điều không thể thiếu, song việc tự học đôi khi có thể dẫn đến nhiều khó khăn và khiến bạn mất nhiều thời gian. Hiểu được điều này, Betterway Education mang đến giải pháp toàn diện giúp bạn tự tin ẵm trọn điểm số IELTS Listening.

Với sự dẫn dắt của các giáo viên giàu kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy độc quyền và chương trình học bài bản được biên soạn bởi chính đội ngũ học thuật, học viên tại Betterway sẽ có cơ hội rèn luyện tư duy và các kỹ năng chinh phục mọi dạng bài IELTS.

VI. Lời Kết

Có thể thấy chinh phục dạng bài Flow chart completion trong IELTS Listening sẽ không còn quá “chông gai” nếu bạn nắm vững phương pháp và áp dụng thực hành đều đặn.

Hy vọng những chia sẻ của Betterway đã mang đến cho bạn những bí kíp và chiến lược hữu ích để chinh phục dạng bài này một cách hiệu quả, từ đó từng bước tiến gần hơn với điểm số IELTS mơ ước!

Betterway.vn

Free

Phương pháp tránh bí ý tưởng trong Writing Task 2 hiệu quả nhất

Free

Cẩm Nang Bật Band Writing Với Cohesive Devices Cần Biết

Free

Cách cải thiện Fluency and Coherence trong IELTS Speaking

Free

Bí kíp viết mở bài trong IELTS Writing Task 2 đạt điểm cao

Free

Hiểu rõ 4 tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking (Mới nhất 2024)

Free

Các dạng Speaking Part 2 thường gặp và kinh nghiệm khi thi

Free

Phương Pháp Làm Dạng Diagram Labelling Trong IELTS Listening

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Map/Plan Labelling Trong IELTS Listening

Free

Cấu Trúc Bài Thi Và Các Dạng Bài IELTS Listening (Mới nhất)

Free

Phương Pháp Tránh Thông Tin Gây Nhiễu Trong IELTS Listening

Free

Cách cải thiện tiêu chí Pronunciation trong IELTS Speaking

Free

Cải thiện Grammatical Range & Accuracy trong IELTS Speaking

WHATSAPP