Cách cải thiện Fluency and Coherence trong IELTS Speaking
Đối với phần thi IELTS Speaking, giao tiếp lưu loát và mạch lạc là một yếu tố then chốt giúp bạn đạt điểm cao, điều này được đánh giá qua tiêu chí Fluency and Coherence. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể nâng cao được khả năng này? Hãy cùng Betterway khám phá ngay trong bài viết hôm nay nhé!
NỘI DUNG
I. Hiểu thế nào về tiêu chí Fluency and Coherence?
Fluency and Coherence đánh giá mức độ trôi chảy và tính mạch lạc trong phần nói của thí sinh. Dựa trên IELTS Speaking Band Descriptors, ta có thể phân loại các yếu tố của tiêu chí này như sau:
1. Khả năng phát triển và mở rộng ý
Để đạt được điểm cao ở tiêu chí này, thí sinh cần thể hiện khả năng phát triển ý tưởng một cách sâu rộng và chi tiết. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ đưa ra câu trả lời trực tiếp, ngắn gọn mà còn cần đưa ra ví dụ, giải thích hoặc so sánh để làm rõ hơn ý kiến của mình.
2. Sự trôi chảy (tần suất ngắt nghỉ, ngập ngừng, do dự)
Sự trôi chảy được thể hiện qua khả năng nói liên tục, không bị ngắt quãng quá nhiều. Vì vậy, việc dừng lại để suy nghĩ hay đắn đo khi lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt quá lâu với tần suất nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu chí này. Ngập ngừng là một phần tự nhiên của việc nói, nhưng ta chỉ nên hạn chế ở mức độ nhất định.
- Với micro pause (khoảng ngắt nhỏ, diễn ra trong <=0.2 giây) và short pause (khoảng ngắt kéo dài <=0.4 giây), bạn không cần lo lắng vì chúng giúp đảm bảo nhịp điệu cũng như tốc độ vừa phải khi nói tiếng Anh.
- Tuy nhiên, hãy lưu ý long pause (khoảng ngắt dài hơn 0.4 giây) vì chúng có thể gây ảnh hưởng lớn đến Fluency khi khiến cho người nghe khó nắm bắt các ý và dễ đánh mất sự mạch lạc của phần trình bày.
3. Tốc độ nói
Tốc độ nói cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự trôi chảy. Tốc độ quá chậm khiến bài nói trở thiếu tự nhiên, rời rạc và thể hiện khả năng áp dụng thực tiễn ngôn ngữ còn hạn chế. Song, tốc độ nói nhanh không đồng nghĩa với việc bài nói trôi chảy hơn vì bạn có thể phát âm không rõ ràng và gây khó hiểu.
Ngoài ra, khi bạn nói quá nhanh, đôi lúc tốc độ xử lý thông tin của não sẽ không bắt kịp, tạo ra khoảng ngắt/ngập ngừng. Do vậy, hãy cố gắng nói ở một tốc độ vừa phải, tự nhiên.
4. Tần suất tự sửa lỗi hoặc lặp lại bản thân
Tự sửa lỗi là hành động chỉnh lại những sai sót về ngữ pháp, từ vựng, giúp cho ý muốn truyền đạt trở nên rõ ràng và chính xác hơn. Đây là một phần tất yếu trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Khi tự sửa lỗi, thí sinh cho thấy mình ý thức được những sai sót của bản thân.
Tuy nhiên, việc tự sửa lỗi quá nhiều sẽ giảm tính trôi chảy và mạch lạc của bài nói, ảnh hưởng đến điểm số ở tiêu chí này.
Lặp lại bản thân là việc sử dụng lại cùng một từ, cụm từ hoặc ý tưởng nhiều lần trong phần nói. Điều này không chỉ làm giảm tính đa dạng trong vốn từ vựng của bạn mà còn khiến câu trả lời trở nên nhàm chán và kém tự nhiên.
5. Khả năng sử dụng nhóm từ nối (connectives & discourse markers)
Connectives và discourse markers đều đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và làm cho bài nói trở nên mạch lạc hơn, nhưng chúng có một số khác biệt cơ bản:
- Connectives: Là những từ hoặc cụm từ được sử dụng để kết nối và liên kết các câu và đoạn văn với nhau. Chúng rất hữu dụng trong việc xây dựng và duy trì mạch logic của bài nói thông qua mối quan hệ giữa các câu và các đoạn.
VD: in summary, besides, as a result
- Discourse markers: Là các từ, cụm từ hoặc cách diễn đạt dùng để điều hướng hoặc tổ chức bài nói bằng việc mở đầu, dẫn dắt, kết nối các ý. Chúng còn được sử dụng để thể hiện thái độ, cảm nhận của mình về những gì đang nói. Đôi lúc, discourse markers cũng có thể lấp đầy những khoảng ngập ngừng một cách tự nhiên, giúp thí sinh có thêm thời gian để suy nghĩ.
VD: what I mean is, that (being) said, I think/suppose/guess
II. Ví dụ về tiêu chí Fluency and coherence giữa các band 5-8
1. Band 5
- Duy trì được nhịp độ bài nói nhưng vẫn còn mắc lỗi lặp lại, tự sửa hoặc dùng tốc độ chậm để có thể duy trì bài nói.
- Sử dụng một số từ nối câu và từ dẫn dắt câu quá nhiều lần.
- Có thể giao tiếp trôi chảy ở các bài nói mức độ đơn giản, nhưng sẽ gặp khó khăn với bài nói có mức độ phức tạp hơn.
Ví dụ:
Câu hỏi | Câu trả lời |
---|---|
What are the differences between big cities and small ones? | Well… Big cities, like New York, have a lot of people and things to do. Small cities are smaller so … they have less, no, fewer people. Hmm…, moreover, big cities are very noisy and also very crowded. In contrast, well, small ones are quieter and have less traffic. |
2. Band 6
- Thí sinh có thể diễn đạt đủ dài, dù có thể không mạch lạc vào một vài thời điểm do tự sửa chữa lỗi sai, lặp lại các từ vựng và ngập ngừng.
- Sử dụng một loạt các từ nối, liên từ nhưng đôi khi không thích hợp.
Ví dụ:
Câu hỏi | Câu trả lời |
---|---|
What are the differences between big cities and small ones? | Big cities, like New York, offer a wide range of opportunities and amenities. However…, they can also be crowded and noisy. Small cities, on the other hand, have a slower pace of life. On the contrary, they might have limited job opportunities and fewer amenities. Um…, I mean, while big cities offer excitement and diversity, small cities can provide a more peaceful and relaxing atmosphere. |
3. Band 7
- Có thể nói dài mà không có những đoạn đứt gãy hoặc thiếu mạch lạc đáng kể.
- Thỉnh thoảng có những sự ngập ngừng nhất định, đôi khi vẫn còn lỗi lặp từ, tự sửa lỗi.
- Sử dụng các từ nối và cấu trúc nối một cách khá đa dạng.
Ví dụ:
Câu hỏi | Câu trả lời |
---|---|
What are the differences between big cities and small ones? | Big cities, like New York, offer wonderful opportunities and amenities, including diverse job markets and world-class facilities. However…, they can also be associated with their dense population, pollution and high cost of living. In contrast, small cities provide a more tranquil environment, a stronger sense of community, and a lower cost of living. However, they may have limited job… um… job prospects and fewer cultural attractions. What I mean is, while big cities offer a multitude of excitement and diversity, small cities can provide a more peaceful and relaxing atmosphere. |
4. Band 8
- Diễn đạt trôi chảy, ít lặp lại hay tự sửa lỗi, sự ngập ngừng thường liên quan đến nội dung, hiếm khi ngập ngừng do đang tìm từ vựng.
- Triển khai chủ đề nói một cách mạch lạc và phù hợp.
Ví dụ:
Câu hỏi | Câu trả lời |
---|---|
What are the differences between big cities and small ones? | While both have their unique charms, big cities and small cities do offer vastly different lifestyles and experiences. Big cities, like New York, are renowned for their vibrant cultural scenes and endless opportunities. However, the frenetic pace of life, pollution and cost-of-living crisis can also be overwhelming for some. In contrast, small cities allow residents to enjoy a greater sense of community and work-life balance. Of course, they may have limited job opportunities and entertainment options but I mean… small towns still offer a lower cost of living and a more peaceful setting on the whole. |
III. Phương pháp cải thiện Fluency and coherence
1. Mở rộng ý tưởng bằng cách đặt câu hỏi, đưa ví dụ và nói về quá khứ/tương lai
Bí ý tưởng, không biết cách triển khai bài nói, đặc biệt là với các chủ đề có phần học búa hơn, chính là vấn đề đau đầu mà nhiều bạn gặp phải. Chúng có thể khiến bạn mất phương hướng, làm gián đoạn mạch nói hoặc lặp lại bản thân, gây ảnh hưởng đến điểm Fluency and coherence.
Một trong những cách hữu ích nhất giúp bạn phát triển ý tưởng cho bài nói đó chính là dựa vào “Wh-question” (What/when/where/who/with whom/why/how – Cái gì/khi nào/ở đâu/ai/với ai/vì sao/như thế nào). Khi đặt loạt câu hỏi xung quanh những khía cạnh khác nhau, bạn sẽ dần nắm bắt được cách khai thác thông tin với bất kỳ chủ đề nào, thay vì phải cố gắng học thuộc máy móc các câu trả lời – một điều tối kỵ đối với IELTS Speaking.
Một cách mở rộng bài nói phổ biến khác chính là đưa ra ví dụ thực tiễn. Những ví dụ này nên có tính liên quan và có thể làm rõ, chứng minh được ý trước đó của bạn.
Ngoài ra, thí sinh cũng có thể phát triển theo hướng liên kết đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp xây dựng mạch nói logic hơn, bám sát đề và đem đến cơ hội tuyệt vời để bạn kết hợp các thì khác nhau, từ đó tăng điểm cả hai tiêu chí Fluency and coherence và Grammatical range and accuracy.
2. Xử lý lỗi khi nói một cách khéo léo
Như trong phần I đã nói, self-correction (tự sửa lỗi) là một con dao hai lưỡi đối với sự trôi chảy trong bài nói của bạn. Cần chú ý rằng, ngay cả ở band 9, việc chữa lỗi vẫn có thể được chấp nhận với tần suất cực kỳ ít và nếu người nói biết linh hoạt cách diễn đạt.
Theo IELTS Liz, thí sinh nên bỏ qua các lỗi sai nhỏ về từ vựng hoặc ngữ pháp và tiếp tục bài nói của mình. Ngược lại, với những lỗi gây ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa, thông điệp muốn truyền đạt, hãy chủ động sửa lại nhưng bằng cách diễn đạt khác, từ đó thể hiện sự linh hoạt và làm chủ ngôn ngữ của bạn.
Một số cấu trúc tự nhiên khi muốn báo hiệu sự sửa lỗi:
- Sorry, I meant…
- I just said…, but what I mean is…
- What I meant to say was…
3. Tăng độ mạch lạc và tính liên kết thông qua các từ/cụm từ nối
Sử dụng các từ và cụm từ nối là một phương pháp hiệu quả để tăng sự mạch lạc và tính liên kết trong bài nói. Chúng giúp kết nối các ý tưởng và câu văn một cách rõ ràng, hợp lý, từ đó người nghe có thể dễ theo dõi và nắm được mạch ý.
Bằng cách khéo léo áp dụng nhóm từ nối (connectives và discourse markers), bạn có thể tạo ra một bài nói có cấu trúc chặt chẽ và “ghi điểm” trong phần thi IELTS Speaking.
IV. Chiến lược cải thiện điểm số IELTS Speaking
Song song với việc áp dụng phương pháp ôn tập hiệu quả trên, đừng quên một yếu tố vô cùng then chốt: xây dựng cho mình chiến lược học tập lâu dài để tối ưu hóa điểm số trong kỳ thi.
1. Luyện nói theo chủ đề
Việc ôn 5 đề cùng một topic trong 1 buổi sẽ có lợi hơn là dàn trải 5 đề thuộc 5 topic khác nhau bởi bạn có thể tập trung suy nghĩ, liên kết cũng như áp dụng trường từ vựng một cách thuần thục vào ngữ cảnh. Ngoài ra, bạn cũng sẽ dần “vào đà”, cảm thấy bình tĩnh, tự tin hơn để làm chủ topic đó.
2. Tìm bạn đồng hành
Điểm mấu chốt của Speaking nằm ở khả năng giao tiếp với đối phương. Vậy nên một trong những phương pháp thiết thực, hiệu quả, “tưởng không vui mà vui không tưởng” đó chính là “đôi bạn cùng tiến” – ôn tập cùng một người đồng hành.
Không chỉ rèn luyện phản xạ tiếng Anh, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn được sửa chữa lỗi phát âm, học hỏi nhau về ý tưởng, từ vựng, cách nói và có sự tương tác giống như trong phòng thi.
3. Luyện nói thông qua việc nghe
Khi lắng nghe tiếng Anh thường xuyên, ta sẽ dần quen với âm điệu, ngữ điệu và cách phát âm của người bản xứ. Điều này không chỉ giúp cải thiện khả năng phát âm mà còn giúp chúng ta nắm bắt được cấu trúc câu và vốn từ vựng theo ngữ cảnh.
Với phương pháp shadowing (lắng nghe và bắt chước về mặt phát âm, độ nhấn nhá và ngữ điệu của người bản xứ) từ các chương trình TV, talkshow, podcast, chắc chắn bạn sẽ “bỏ túi” nhiều cách nói chuyện gần gũi, giao tiếp lưu loát và trở nên tự tin hơn.
4. Tham gia các khóa học IELTS
Một chiến lược học tập hiệu quả là điều không thể thiếu, song việc tự học đôi khi có thể dẫn đến nhiều khó khăn và khiến bạn mất nhiều thời gian. Hiểu được điều này, Betterway Education mang đến giải pháp toàn diện giúp bạn tự tin ẵm trọn điểm số IELTS Speaking.
Với sự dẫn dắt của các giáo viên giàu kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy độc quyền và chương trình học bài bản được biên soạn bởi chính đội ngũ học thuật, học viên tại Betterway sẽ có cơ hội rèn luyện tư duy và các kỹ năng chinh phục mọi dạng bài IELTS.
IV. Lời kết
Cải thiện khả năng Fluency and coherence sẽ giúp bạn truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và thuyết phục hơn không chỉ với giám khảo mà cả trong các bối cảnh sử dụng tiếng Anh khác nữa. Chính vì vậy, hãy lưu lại những bí kíp trên và luyện tập thật chăm chỉ để tự tin chinh phục IELTS Speaking nhé!
Betterway.vn
(Bài viết cập nhật: 01/11/2024)