Hướng Dẫn Làm Dạng Matching Features Trong IELTS Listening
Dạng bài Matching features trong IELTS Listening là một trong những dạng bài phổ biến nhất trong phần thi kỹ năng này, nhưng cũng là một dạng bài khá hóc búa. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Betterway khám phá cách đối phó với dạng bài Matching features nhé!
NỘI DUNG
I. Giới Thiệu Về Dạng Matching
Matching features – câu hỏi nối – là dạng bài mà trong đó, đề bài sẽ cung cấp một dãy các phương án trả lời, được đánh thứ tự bằng chữ (A, B, C, D, v.v…) và yêu cầu thí sinh chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi.
Thoáng qua thì dường như dạng bài này rất giống với dạng bài Multiple choice questions, (gắn link dẫn đến bài cách làm dạng Multiple choice) nhưng hai dạng bài có những điểm khác nhau lớn như sau:
- Dạng bài Matching features chỉ xoay quanh một vấn đề, thường được xác định thông qua câu hỏi lớn ở đầu bài, và hỏi về nhiều đối tượng của vấn đề đó. Trong khi dạng bài Multiple choice có thể hỏi về nhiều vấn đề khác nhau.
- Các câu hỏi của dạng Matching features sẽ chỉ ở dạng các cụm từ, hoặc tên riêng, là các đối tượng của vấn đề chung. Trong khi các câu hỏi của dạng Multiple choice sẽ ở dạng câu hỏi đầy đủ (hoặc một phần của một câu đầy đủ và các đáp án sẽ là nửa còn lại).
Ví dụ:
Cambridge 12, Test 1, Listening, Section 2, Questions 17-20, Page 13
Chủ đề chính ở phần bài này là: “Trách nhiệm của mỗi nhân viên trong nhà hàng” và các câu hỏi được thể hiện dưới dạng tên của nhân viên nhà hàng. Những phương án trả lời là trách nhiệm của các nhân viên.
Với dạng bài Matching features của IELTS Listening, chúng ta có 2 hình thức:
1 – Số lượng phương án trả lời nhiều hơn câu hỏi
Ở hình thức này, mỗi phương án trả lời sẽ chỉ được chọn một lần. Sẽ có những phương án không dùng đến có thể vì đoạn băng không nhắc đến, hoặc có thể nhắc đến nhưng là những phương án sai nên các thí sinh cần lắng nghe thật kỹ.
2 – Số lượng phương án trả lời ít hơn câu hỏi
Ở hình thức này, một số phương án trả lời sẽ được chọn nhiều lần. Nhưng với hình thức này, đoạn băng sẽ thường nhắc đến tất cả phương án trả lời nên thí sinh cũng cần cẩn thận để không bị đánh lừa.
II. Phương Pháp Làm Bài Dạng Matching features
Bước 1: Đọc Kỹ Hướng Dẫn, Đọc Lướt Các Câu Hỏi Và Các Phương Án Trả Lời
Trước khi bước sang một dạng bài mới trong phần thi IELTS Listening, đoạn ghi âm sẽ luôn có một khoảng thời gian nghỉ trước khi đi vào nội dung chính. Một trong những sai lầm lớn nhất mà thí sinh có thể mắc phải đó là không tận dụng phần thời gian đó.
Trong khoảng nghỉ đó, thí sinh nên đọc trước phần bài mình sắp làm để xác định được yêu cầu của đề bài, các câu hỏi và các phương án trả lời. Từ đó, thí sinh có thể hình thành một số mường tượng nhất định về phần ghi âm sắp được nghe, dự đoán được nội dung và tập trung vào những thông tin quan trọng.
Bước 2: Gạch Chân, Phân Tích Câu Hỏi Lớn Và Các Lựa Chọn
Sau khi hình dung được bức tranh sơ bộ về phần ghi âm, hãy gạch chân để xác định các từ khóa (keyword) trong cả câu hỏi lớn và các phương án trả lời. Việc gạch chân những keywords này phục vụ nhiều mục đích cho thí sinh.
Đầu tiên, những từ khóa này sẽ giúp thí sinh biết được nội dung mình cần tập trung lắng nghe là gì. Hơn nữa, việc gạch chân sẽ làm nổi bật điểm khác biệt giữa các phương án trả lời, giúp cho thí sinh có thể nhanh chóng tìm ra đáp án chính xác khi nghe thấy câu trả lời từ đoạn băng.
Cuối cùng, do đoạn ghi âm trong bài thi IELTS Listening sẽ không bao giờ nhắc lại chính xác những keywords có trong đề bài, nên việc gạch chân chúng sẽ giúp cho thí sinh tập trung hơn vào việc nghĩ ra những cách diễn đạt khác hay từ đồng nghĩa mà đoạn băng có thể sử dụng.
Bước 3: Nghe Kỹ Và Lựa Chọn Đáp Án
Khi đoạn băng bắt đầu, hãy tập trung lắng nghe và nắm bắt được đại ý của từng câu – không nên nghe từng từ một. Chú ý đến những từ đồng nghĩa, cách diễn đạt khác của các từ khóa mà các bạn đã tìm ra ở bước 2, từ đó, các bạn sẽ tìm ra được đáp án đúng.
Ngoài ra, các câu hỏi của dạng bài Matching features sẽ luôn được sắp xếp theo đúng thứ tự như trong đoạn ghi âm. Vì vậy, các bạn luôn phải nắm được mạch nội dung của đoạn băng để xác định được đoạn băng đang nói đến câu hỏi nào.
Trong quá trình nghe, thí sinh nên cố gắng loại trừ dần những phương án trả lời sai cho từng câu hỏi để có thể tập trung vào những phương án còn lại và tìm được ra được đáp án đúng dễ dàng hơn. Trong trường hợp thí sinh không tìm ra được đáp án đúng, các bạn có thể dựa vào những phương án còn lại sau khi loại trừ để có thể đưa ra dự đoán tốt nhất có thể. Khi loại trừ, hãy đảm bảo rằng bạn có cơ sở để giải thích được vì sao những đáp án bị loại trừ là sai.
Bước 4: Kiểm Tra Lại Câu Trả Lời
Đảm bảo rằng bạn đã làm đúng theo yêu cầu của đề bài, tránh lỗi sai không đáng có như viết nhầm ký tự của đáp án vào phiếu trả lời.
Vậy chúng ta sẽ triển khai cụ thể phương pháp trên như thế nào? Hãy cùng xem ví dụ sau đây:
Cambridge 12, Test 1, Listening, Section 2, Questions 17-20, Page 13
Bước 1: Đọc Kỹ Hướng Dẫn, Đọc Lướt Các Câu Hỏi Và Các Phương Án Trả Lời
Sau khi đọc lướt đề bài, chúng ta có thể hình dung ra bối cảnh của đoạn băng là ở trong một nhà hàng, trong đó, người nói chính có thể là sếp của nhà hàng, đang giao nhiệm vụ cho từng nhân viên của nhà hàng.
Có tổng 4 câu hỏi, tương ứng với 4 nhân viên. Thí sinh cần chọn ra 4 trách nhiệm tương ứng với từng nhân viên.
Bước 2: Phân Tích Đề Và Các Lựa Chọn
Bây giờ hãy cùng nhau phân tích các lựa chọn và gạch chân keywords nhé.
Cambridge 12, Test 1, Listening, Section 2, Questions 17-20, Page 13
Qua việc gạch chân keywords trong câu hỏi lớn và các lựa chọn A-F, có thể thấy rằng ta sẽ cần lắng nghe khi người sếp của nhà hàng bắt đầu giao nhiệm vụ cho nhân viên, và chú ý đến những từ đồng nghĩa, trái nghĩa cũng như các cách diễn đạt khác của các phương án trả lời.
Sáu phương án trả lời ở đây rất khác nhau nên sẽ không quá khó để các bạn thí sinh có thể phân biệt được. Các phương án trả lời từ A-F, lần lượt có nghĩa là: “các khóa đào tạo”, “kho thức ăn”, “sơ cứu”, “hỏng hóc”, “giảm giá cho nhân viên” và “thời gian biểu”.
Các câu hỏi ở đây được thể hiện qua tên của các nhân viên nhà hàng, nên các bạn chỉ cần chú ý lắng nghe tên riêng trong đoạn băng để có thể xác định được nhân viên nào đang được đề cập đến. Chú ý rằng đoạn băng có thể nhắc đến tên (first name) hoặc họ (last name) khi muốn đề cập đến một người nào đó.
Bước 3: Nghe Kỹ Và Lựa Chọn Đáp Án
Với các từ khóa tìm được ở bước 2, ta có thể xác định được những câu có chứa thông tin về đáp án đúng như sau:
Now let me tell you about some of the people you need to know. So as I said, I'm Joy Parkins, and I decide who does what during the day and how long they work for (Q17), I'll be trying to get you to work with as many different people in the kitchen as possible, so that you learn while you're on the job. One person whose name you must remember is David Field. If you injure yourself at all, even if it's really minor, you must report to him and he'll make sure the incident is recorded and you get the appropriate treatment (Q18). He's trained to give basic treatment to staff himself, or he'll send you off somewhere else if necessary. Then there's Dexter Wills - he's the person you need to see if you smash a plate or something like that (Q19). Don't just leave it and hope no one will notice - it's really important to get things noted and replaced or there could be problems later. And finally, there's Mike Smith. He's the member of staff who takes care of all the stores of perishables, so if you notice we're getting low in flour or sugar or something, make sure you let him know so he can put in an order (Q20).
OK, now the next thing……
Trong đó:
Từ khóa trong đề Cách diễn đạt tương ứng trong bài nghe
timetables who does what during the day and how long they work for
first aid injure yourself … appropriate treatment
breakages smash a plate
stocks stores of perishables, … getting low in flour or sugar, … put in an order
Trong bài nghe, ta có thể thấy tên đầy đủ của từng nhân vật đã được nêu lên lần lượt và đúng như thứ tự trong đề bài. Tuy nhiên, trách nhiệm của từng nhân viên được diễn đạt qua các câu đầy đủ, yêu cầu thí sinh cần chú ý lắng nghe và hiểu được cả câu.
Trong đoạn băng, Joy Parkins là nhân sự đầu tiên và đồng thời là người nói trong đoạn băng. Joy Parkins giải thích nhiệm vụ của bản thân là “decide who does what during the day and how long they work for” -> quyết định ai làm gì trong ngày và họ làm việc bao lâu. Đây chính là việc sắp xếp thời gian biểu của các nhân viên và của toàn nhà hàng -> Đáp án F – timetables là đáp án chính xác.
David Field là người được đề cập đến tiếp theo. Trong phần diễn giải của đoạn băng, các từ khóa bạn cần chú ý đó là: injure yourself – nếu bạn làm bản thân bị thương -> nếu bạn bị thương và you get the appropriate treatment – bạn nhận được sự chữa trị phù hợp -> bạn được sơ cứu kịp thời -> Đáp án C – first aid là đáp án chính xác.
Dexter Willis được giới thiệu là người mà nhân viên cần gặp nếu nhân viên “smash a plate or something like that” – làm vỡ đĩa hoặc có những chuyện tương tự xảy ra -> Dexter Willis là người phụ trách cho đồ vật trong nhà hàng bị hỏng hóc -> Đáp án D – breakages là đáp án đúng.
Cuối cùng là Mike Smith – là người phụ trách “stores of perishables”. “Perishables” có một nghĩa các bạn nên ghi nhớ, đó là thực phẩm dễ bị hỏng. “Stores of perishables” ở đây chính là “food stocks”. Ngoài ra, các bạn cũng có thể dựa vào vế sau để suy luận ra đáp án. “so if you notice that we’re getting low in flour or sugar or something, make sure you let him know so he can put in an order” -> vậy nếu bạn để ý thấy nhà hàng sắp hết bột hay đường hay gì đó, hãy báo cho anh ấy biết để anh ấy có thể đặt thêm -> Mike Smith là người phụ trách đặt thêm thực phẩm cho kho -> Đáp án B – food stocks là lựa chọn chính xác.
Bước 4: Kiểm Tra Lại Câu Trả Lời
Ta đã lựa chọn 4 trong tổng 6 phương án để điền cho mỗi nhân viên nhà hàng đúng như đề bài yêu cầu. Hãy cẩn thận điền đúng ký tự của mỗi phương án mình đã chọn vào phiếu trả lời nhé.
Với những bí kíp trên, bạn đã sẵn sàng để chinh phục mọi bài tập dạng Matching features rồi. Còn chần chừ gì nữa mà không thử ngay với bài tập dưới đây:
Cambridge 12, Test 4, Listening, Section 3, Questions 25-30, Page 78
Đáp án:
- F
- A
- E
- C
- G
- B
III. Một Số Mẹo Làm Bài Với Dạng Matching features
1. Chú Ý Tới Những Từ Nối
Những từ nối thường xuất hiện ở đầu câu, đầu đoạn với vai trò kết nối ý của câu trước với ý của câu sau. Chú ý tới những từ ngữ này chính là chìa khóa để giúp bạn có thể dễ dàng bám theo mạch nội dung của đoạn ghi âm và luôn xác định được đoạn ghi âm đang đề cập đến câu hỏi nào.
2. Tập Trung Vào Những Phương Án Trả Lời
Trong dạng bài Matching features, thường những từ khóa trong các phương án trả lời sẽ là những từ được đoạn ghi âm diễn đạt theo một cách khác, hay sử dụng những từ nối để thay thế. Nên sau khi gạch chân được những từ khóa rồi, hãy suy nghĩ trước về những cách biểu đạt khác cho những từ khóa này.
3. Không Dành Quá Nhiều Thời Gian Cho 1 Câu Hỏi
Trong bài thi IELTS Listening, nhiều thí sinh sẽ bị hoảng loạn, mất bình tĩnh khi không thể nghe thấy đáp án cho câu hỏi mình đang làm. Điều này sẽ dẫn đến việc các bạn cố gắng nghe thêm với hy vọng tìm ra được câu trả lời. Điều này có thể dẫn đến hậu quả “domino” nghiêm trọng, khiến bạn mất điểm cho nhiều câu tiếp theo vì trong khi đoạn băng đang đưa ra đáp cho câu hỏi số 6 thì bạn vẫn đang cố gắng tìm câu trả lời cho câu 3, và đến khi bạn quyết định tìm đáp án cho câu 6 thì đoạn ghi âm đã kết thúc.
Do đó, hãy tập cho bản thân thói quen theo dõi mạch nội dung của bài nghe. Các bạn luôn phải nắm được đoạn băng đang nói đến câu hỏi nào và giả sử khi nhận ra bản thân đã bị lỡ mất một câu, các bạn hãy bình tĩnh chuyển sang câu khác làm tiếp.
IV. Chiến Lược Cải Thiện Điểm Số
Song song với việc áp dụng phương pháp và các mẹo làm bài hiệu quả, đừng quên yếu tố vô cùng then chốt: xây dựng cho mình một chiến lược học tập lâu dài để tối ưu hóa điểm số trong kỳ thi.
1. Luyện Nghe Theo Chủ Đề
Chia nội dung nghe thành các chủ đề nhỏ để dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ. Việc này giúp bạn mở rộng vốn từ vựng và ngữ pháp thông qua các ngữ cảnh cụ thể. Khi bạn đã có kiến thức và kỹ năng nghe tốt về một chủ đề, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi nghe về chủ đề đó, từ đó giảm bớt căng thẳng trong bài thi IELTS Listening.
2. Dành Thời Gian Nghe Mỗi Ngày
Hãy dành thời gian mỗi ngày để nghe tiếng Anh qua các kênh như: radio, podcast, phim ảnh, chương trình truyền hình, v.v. Việc nghe tiếng Anh thường xuyên giúp bạn quen với ngữ điệu, cách phát âm và tốc độ nói của người bản ngữ.
3. Luyện Tập Bài Thi Mẫu
Tìm kiếm các bài tập, đề thi mẫu từ nguồn chất lượng cao và đảm bảo uy tín. Khi luyện tập, hãy làm bài thi theo đúng thời gian quy định nhằm rèn luyện khả năng quản lý thời gian và tránh làm sai sót do vội vàng. Quan trọng nhất, đừng quên dành thời gian phân tích sai sót của bản thân và xác định điểm yếu cần cải thiện, thay vì chỉ đơn thuần chữa đáp án đúng/sai nhé.
4. Tham Gia Các Khóa Học IELTS
Một chiến lược học tập hiệu quả là điều không thể thiếu, song việc tự học đôi khi có thể dẫn đến nhiều khó khăn và khiến bạn mất nhiều thời gian. Hiểu được điều này, Betterway Education mang đến giải pháp toàn diện giúp bạn tự tin ẵm trọn điểm số IELTS Listening. Với sự dẫn dắt của các giáo viên giàu kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy độc quyền và chương trình học bài bản được biên soạn bởi chính đội ngũ học thuật, học viên tại Betterway sẽ có cơ hội rèn luyện tư duy và các kỹ năng chinh phục mọi dạng bài IELTS.
V. Lời Kết
Chinh phục dạng bài Matching features trong IELTS Listening không hề khó khăn nếu bạn nắm vững phương pháp và luyện tập thường xuyên. Hy vọng những chia sẻ của Betterway Education đã mang đến cho bạn những bí kíp và chiến lược hữu ích để giải quyết dạng bài này một cách hiệu quả, từ đó từng bước tiến gần hơn với điểm số IELTS mơ ước của bạn nhé!
Betterway.vn
(Bài viết cập nhật: 01/11/2024)