Hướng dẫn làm dạng Matching Information trong IELTS Reading

Matching information (hay Locating information – Tìm thông tin) là dạng bài đòi hỏi kĩ năng đọc hiểu tốt và nhận diện paraphrase nhanh để định vị thông tin đề bài đưa ra một cách chính xác. Cùng Betterway tìm hiểu thêm về dạng bài này cũng như phương pháp làm bài hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

I. Giới thiệu về dạng bài Matching information

Đối với dạng bài Matching information, bài đọc sẽ được chia thành các đoạn văn được đánh chữ A, B, C,… và sẽ có một danh sách các thông tin được đánh số thứ tự. Nhiệm vụ của thí sinh chính là đọc văn bản và xác định xem đoạn văn nào chứa những thông tin đó.

Trong dạng bài này, số lượng thông tin thường ít hơn so với số đoạn văn trong bài đọc. Do đó, sẽ có đoạn văn không chứa bất kỳ thông tin nào mà đề bài đưa ra. 

Ở một số bài, đoạn văn sẽ chỉ chứa 1 thông tin trong đề bài (bạn chỉ được chọn mỗi chữ cái A, B, C… một lần duy nhất). Nhưng cũng có trường hợp một đoạn văn có thể chứa nhiều hơn 1 thông tin (bạn có thể chọn một chữ cái A, B, C nhiều hơn 1 lần). Bạn hãy nhìn hai ví dụ dưới đây:

  • Đoạn văn chỉ chứa 1 thông tin:

  • Đoạn văn có thể chứa nhiều hơn 1 thông tin:

II. Phương pháp làm bài Matching information

Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài 

Đề bài sẽ nêu rõ bài đọc có bao nhiêu đoạn văn, được đánh chữ A, B, C,… và  danh sách thông tin bạn cần định vị. Ngoài ra, trong trường hợp một đoạn văn có thể chứa nhiều hơn 1 thông tin, đề bài sẽ nói rõ bạn có thể chọn một chữ cái nhiều hơn một lần (“You may use any letter more than once.”) Vậy nên bạn cần đọc kỹ đề bài để lưu ý đến đặc điểm này trước khi bắt đầu làm nhé.

Bước 2: Đọc tiêu đề bài đọc 

Tiêu đề chính và tiêu đề phụ – dòng chữ nhỏ in nghiêng ngay dưới tiêu đề chính (nếu có) của bài đọc sẽ giúp bạn hiểu về nội dung chủ đạo của bài đọc. 

Bước 3: Phân tích các thông tin trong đề bài

Bạn cần đọc các thông tin và gạch chân các keywords để hiểu về loại thông tin mà đề bài đưa ra. Các thông tin này thường được viết dưới dạng cụm danh từ, do đó hãy xác định các danh từ chính (danh từ chung) trước, và sau đó là các từ có nghĩa (content word) khác.

Bước 4: Tìm đoạn văn chứa thông tin

Sau khi đã xác định các keywords, bạn cần đối chiếu chúng với bài đọc để tìm ra đoạn văn có nội dung liên quan. 

  • Đọc quét (scanning) từng đoạn văn để xác định xem đoạn nào đề cập đến các thông tin trong đề bài.
  • Bạn có thể đọc các đoạn văn ngắn trước để tiết kiệm thời gian.
  • Đọc các đoạn văn chứa nội dung liên quan đến thông tin và đối chiếu với thông tin đó.

Khi bạn đã chắc chắn tìm được đoạn văn phù hợp, hãy viết các chữ cái A, B, C,… vào phiếu trả lời.

Bước 5: Kiểm tra lại đáp án

Sau khi đã điền các đáp án vào phiếu trả lời, hãy đọc lại một lượt xem các đáp án có thỏa mãn yêu cầu đề bài hay không. Bước này đặc biệt quan trọng đối với dạng bài mà một đoạn văn có thể chứa nhiều hơn một thông tin, bạn hãy chú ý nhé. 

III. Vận dụng phương pháp làm bài dạng Matching information

Vừa rồi là các bước để làm dạng bài Matching information trong IELTS Reading. Hãy cùng Betterway thử áp dụng các bước trên vào bài tập Matching information dưới đây nhé!

The Truth about Lying
A
An area of scientific study that caught the public imagination during the 1970s involved a gorilla called Koko. Animal psychologist Francine Patterson claimed to have taught Koko a simplified form of American Sign Language, and through signing, Koko could apparently communicate basic ideas such as 'food' and 'more', as well as concepts such as 'good' and 'sorry'. But Koko also used signs to blame other people for damage she had caused herself. While today there is some dispute about whether Koko truly understood the meaning of all the signs she made, Professor Karen Goodger believes she was certainly capable of dishonesty. 'People use words to lie, but for animals with higher brain functions, there's also a higher probability that they'll demonstrate manipulative behaviours. We see this not just in gorillas, but in other creatures with a large neocortex.'

B
Human societies may appear to disapprove of lying, but that doesn't mean we don't all do it. And it seems that the ability, or at least the desire to deceive, starts from an early age. In one study run by psychologist Kang Lee, children were individually brought into a laboratory and asked to face a wall. They were asked to guess what toy one of Lee's fellow researchers had placed on a table behind them - for example, a fluffy cat or dog. The researcher would then announce they had to leave the lab to take a phone call, reminding the child not to turn around. The research team were well aware that many children would be unable to resist peeking at the toy. Secret cameras showed that 30% of two-year-old children lied about not looking. This went up to 50% for three-year-olds and almost 80% of eight-year-olds. Interestingly, whereas the younger children simply named the toy and denied taking a peek, the older ones came up with some interesting reasons to explain how they had identified the toy correctly. Lee is reassured by this trend, seeing it as evidence in each case that the cognitive growth of a human child is progressing as it should. Parents, of course, may not be so pleased.

C
Adults, however, can hardly criticise children. According to Professor Richard Wiseman, it appears that adults typically tell two major lies per day, and that one third of adult conversations contain an element of dishonesty. Other research indicates that spouses lie in one out of every 10 interactions. This probably comes as no surprise to Tali Sharot at University College London, who has run a series of experiments proving we become desensitised to lying over time. She has found that while we might initially experience a sense of shame about small lies, this feeling eventually wears off. The result, Sharot has found, is that we progress to more serious ones.

D
Other researchers, including Tim Levine at the University of Alabama, have analysed our motives for lying. By far the most common is our desire to cover up our own wrongdoing. Second to this are lies we tell to gain economic advantage - we might lie during an interview to increase the chances of getting a job. Interestingly, 'white lies', the kind we tell to avoid hurting people's feelings, account only for a small percentage of our untruths. But if we recognise our own tendency to lie, why don't we recognise it in others? Professor Goodger thinks it has something to do with our strong desire for certain information we hear to be true, even when we might suspect it isn't. This is because we might be 'comforted by others' lies or excited by the promise of a good outcome', Goodger says.

E
We might not expect ordinary people to be good at recognising lies, but what about people whose job it is to investigate the behaviour of others? Paul Ekman is a psychologist from the University of California. As part of his research into deception, he has invited a range of experts to view videos of people telling lies and of others telling the truth. Among the experts have been judges, psychiatrists and people who operate polygraph machines for police investigations. None of these experts have shown they can detect dishonesty any better than people without their experience. Part of the problem is that so many myths still prevail about 'give-away signs' indicating that someone is lying.

F
A common claim, for example, is that liars won't look people in the eye during their explanations or while being questioned. Another is that they are likely to gesture as they tell their story, but so frequently that it seems unnatural - as if they are trying to convince others of their sincerity. However, many researchers have come to reject these ideas, suggesting a more effective approach is to listen to their narration style. A difficulty that liars face is having to remember exactly what they said, which is why they don't provide as many details as a person giving an honest account would. It is also typical of liars to mentally rehearse their story, and this is why one stage follows another in apparently chronological fashion. Honest stories, however, feature revisions and repetition. Recent research has also disproved the widely believed notion that liars have a habit of fidgeting in their seats. Rather, it seems that they keep still, especially in the upper body, possibly hoping to give the impression of self-assurance. Liars also put some psychological distance between themselves and their lies. For that reason, they avoid the use of 'I' when narrating their stories. The reverse is true, however, when people write fake reviews of, say, a hotel or restaurant. In these instances, 'I' features again and again as they attempt to convince us that their experience was real.


Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài 

Đề bài cho biết bài đọc có 6 đoạn văn, được đánh chữ từ A-F, và một danh sách gồm 5 thông tin được đánh số từ 14-18. Đây là dạng bài mà mỗi đoạn văn chỉ chứa một thông tin trong đề bài. Bạn cần lưu ý đến đặc điểm này trước khi bắt đầu làm nhé.

Bước 2: Đọc tiêu đề bài đọc 

Tiêu đề chính của bài đọc là The Truth about Lying (Sự thật về lời nói dối). Vậy nội dung của bài đọc này là về việc nói dối cũng như có thể sẽ đề cập đến đặc điểm, biểu hiện, hành vi,… của những người nói dối. 

Bước 3: Phân tích các thông tin trong đề bài

Bạn cần đọc các thông tin và gạch chân các keywords để hiểu về loại thông tin mà đề bài đưa ra. Ví dụ, thông tin số 14 có các keywords như sau:

14 details regarding the frequency at which the average person tends to lie

Danh từ chính (general noun) trong thông tin số 14 chính là “details” (các chi tiết). Các từ còn lại gồm có “frequency” (tần suất), average person (người bình thường) và “lie” (nói dối). Từ đây bạn có thể hiểu thông tin mà số 14 đang đưa ra là các chi tiết liên quan đến tần suất một người bình thường sẽ nói dối.  

Bước 4: Tìm đoạn văn chứa thông tin

Sau khi đã xác định các keywords trong các thông tin, bạn cần đối chiếu chúng lên bài đọc để tìm ra đoạn văn có nội dung liên quan.

Hãy nhìn vào đoạn trích dưới đây:

“…According to Professor Richard Wiseman, it appears that adults typically tell two major lies per day, and that one third of adult conversations contain an element of dishonesty. Other research indicates that spouses lie in one out of every 10 interactions.”

Đối với các keywords trong thông tin số 14, ta có thể thấy trong bài đọc xuất hiện các cách diễn đạt tương ứng như sau: 

Keywords trong thông tinCách diễn đạt tương ứng
trong bài đọc

average personadult typically
frequencytwo major lies per day
one third of adult conversations
one out of every 10 interactions

Khi đối chiếu lên bài đọc, bạn có thể thấy đối tượng được nghiên cứu về tần suất nói dối chính là “adults”. Trong đó, có 3 chi tiết (details) về tần suất người lớn thường nói dối là:

  • Two major lies per day: 2 lời nói dối nghiêm trọng mỗi ngày
  • One third of adult conversations: 1/3 cuộc hội thoại của người trưởng thành
  • One out of every 10 interaction: Cứ 10 tương tác thì có 1 lời nói dối

Các chi tiết này đều nằm ở đoạn văn C. Vậy đáp án của câu 14 chính là C.

Bước 5: Kiểm tra lại đáp án

Sau khi điền đáp án vào phiếu trả lời, cần kiểm tra để đảm bảo chữ C được điền vào đúng ô thứ 14.

Bạn hãy thực hành áp dụng các phương pháp và tìm ra đáp án của các thông tin còn lại nhé!

Đáp án:

14 C15 E16 F17 D18 B

IV. Một số mẹo làm bài với dạng Matching information

1. Nên làm dạng bài Matching information SAU CÙNG

Lý do là sau khi đã làm xong các dạng bài khác, bạn sẽ nắm được nội dung bài đọc một cách tương đối cũng như vị trí sơ bộ của những thông tin quan trọng trong bài đọc. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm nội dung liên quan đến thông tin cần định vị trong dạng bài Matching information và sẽ đẩy nhanh tốc độ hoàn thành bài thi của bạn.

2. Chú ý đến các danh từ chung (general noun)

Các thông tin trong câu hỏi của dạng bài Matching information thường được diễn đạt dưới dạng các cụm danh từ, trong đó có các danh từ chung thường xuất hiện như description, explanation, details, suggestion, comparison, … Các danh từ chung này thể hiện loại thông tin mà bạn cần tìm, do đó hãy chú ý đến các danh từ chung xuất hiện trong câu hỏi để bạn dễ dàng định vị thông tin trong bài đọc hơn.

3. Đọc lướt (skimming) toàn bộ bài đọc trước khi đọc từng đoạn văn

Thay vì đọc từng đoạn văn ngay, bạn nên đọc lướt toàn bộ bài đọc để hiểu sơ qua về cấu trúc của bài. Làm như vậy sẽ giúp bạn dự đoán xem các thông tin trong đề bài có thể nằm ở vị trí nào.

V. Chiến lược cải thiện điểm số

Ngoài việc trang bị cho mình một phương pháp phù hợp và các mẹo nhằm tối ưu điểm số khi làm bài thì chiến lược lâu dài cũng là yếu tố rất quan trọng. Dưới đây là một số cách để các bạn cải thiện được điểm số của mình.

1. Trang bị vốn từ vựng đa dạng

Vì các đoạn văn trong bài thi IELTS Reading thường liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau nên việc trang bị vốn từ vựng phong phú là rất cần thiết. Hãy cố gắng học và ghi nhớ các từ vựng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế…

2. Sử dụng các đề thi mẫu

Sử dụng các đề thi mẫu IELTS Reading từ các nguồn uy tín để luyện tập. Điều này không chỉ giúp bạn quen thuộc với cấu trúc bài thi mà còn cải thiện kỹ năng đọc hiểu của bạn. Dưới đây là một số nguồn tài liệu uy tín bạn có thể tham khảo:

  • Cambridge IELTS Series: Đây là bộ sách được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay của nhà xuất bản Cambridge University Press. Mỗi quyển sách trong series này bao gồm 4 đề thi đầy đủ cho cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. 
  • Road to IELTS: Đây là một nguồn tài liệu trực tuyến hữu ích với nhiều đề thi thực tế. Được phát triển bởi British Council, một trong những tổ chức quản lý kỳ thi IELTS, tài liệu này được tin dùng rộng dãi không chỉ ở Việt Nam mà còn khá thịnh hành đối với cộng đồng người học IELTS trên toàn thế giới.
  • IELTS Trainer 2 Academic: Đây là cuốn sách thứ hai trong series IELTS Trainer của nhà xuất bản Cambridge University Press. Cuốn sách này cung cấp 6 bài kiểm tra thực tế cùng với các hướng dẫn chi tiết và các mẹo hữu ích từ các giám khảo.

3. Tự đánh giá và cải thiện

Sau mỗi lần làm bài, hãy tự đánh giá và rút kinh nghiệm từ những lỗi mình đã mắc phải. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng của mình một cách hiệu quả nhất.

4. Tham gia các khóa học IELTS

Tham gia các khóa học IELTS chất lượng sẽ giúp bạn được hướng dẫn chi tiết và cụ thể về dạng bài Table Completion cũng như các dạng bài khác trong IELTS.

Tại Betterway, học sinh được học trong môi trường kích thích tư duy và sáng tạo với sự hướng dẫn của giáo viên giàu kinh nghiệm, cùng phương pháp giảng dạy độc quyền Rèn luyện sâu và tài liệu học tập chất lượng được biên soạn bởi đội ngũ học thuật tận tâm của Betterway.

VI. Lời kết

Hy vọng bài viết trên của Betterway sẽ giúp cho bạn cảm thấy tự tin hơn khi đối phó với dạng bài Matching information trong IELTS Reading. Chỉ cần bạn luyện tập chăm chỉ và có phương pháp bài bản, mọi dạng bài khó đều sẽ dần trở nên quen thuộc và dễ xử lý hơn. Chúc bạn đạt được điểm số mà mình mong muốn!

Betterway.vn

(Bài viết cập nhật: 02/11/2024)

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Matching Endings Trong IELTS Reading

Free

Hướng dẫn Cách Viết Dạng Bài Discussion IELTS Writing Task 2

Free

Phương pháp Keyword Technique là gì và cách áp dụng hiệu quả

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Listening

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Summary Completion Trong IELTS Listening

Free

Idiomatic expressions là gì và ứng dụng trong IELTS Speaking

Free

Hướng dẫn làm tốt dạng Yes/No/Not given trong IELTS Reading

Free

Phương pháp tránh bí ý tưởng trong Writing Task 2 hiệu quả nhất

Free

Cẩm Nang Bật Band Writing Với Cohesive Devices Cần Biết

Free

Cách cải thiện Fluency and Coherence trong IELTS Speaking

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Flow-chart Completion Trong IELTS Reading

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Sentence Completion Trong IELTS Reading

WHATSAPP