Phương pháp tránh bí ý tưởng trong Writing Task 2 hiệu quả nhất

Đôi lúc bạn cảm thấy mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm ý tưởng hay cho bài viết IELTS Writing Task 2 của mình? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những phương pháp hữu hiệu giúp bạn tràn đầy ý tưởng và tự tin chinh phục bài thi IELTS.

I. Vì sao bạn cần brainstorm?

1. Xác định cấu trúc bài viết

Những thí sinh ngay lập tức nhảy vào viết bài mà không có sự chuẩn bị trước khó tránh khỏi khả năng lạc đề, không đúng trọng tâm và thiếu trật tự, logic. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến điểm số trong IELTS Writing Task 2. Chỉ cần dành 2-5 phút để brainstorm, bạn có thể xác định rõ định hướng, chọn lọc và sắp xếp ý tưởng phù hợp hơn.

2. Tiết kiệm thời gian

Khi chưa có sẵn sườn ý, người học buộc phải liên tục vừa suy nghĩ về luận điểm chính, vừa phải cố gắng đáp ứng các yếu tố khác như ngữ pháp, từ vựng trong quá trình viết. Brainstorm giúp bạn không bị chồng chéo giữa những nhiệm vụ này, cải thiện nhịp độ làm bài và tránh lãng phí thời gian.

3. Giảm bớt sự căng thẳng

Sau Listening và Reading, bài thi Writing Task 2 tiếp tục là một “chướng ngại vật” lớn, mang đến cảm giác lo lắng cho các thí sinh. Đặc biệt, khi chợt bí ý tưởng giữa chừng, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái tâm lý hoảng sợ, từ đó làm giảm hiệu quả suy nghĩ của bộ não và rơi vào vòng lặp căng thẳng này. Do đó, vài phút brainstorm không chỉ giúp bạn tránh trường hợp không mong muốn ấy, mà còn là một khoảng lặng để người học bình tĩnh và chuẩn bị tâm thế tốt hơn.

II. Các bước thực hiện brainstorm

Bước 1: Đọc kỹ đề bài và xác định yêu cầu

Đọc kỹ đề bài nhiều lần để nắm rõ chủ đề, câu hỏi chính, các từ khóa quan trọng cũng như xác định dạng đề. Càng hiểu rõ yêu cầu của đề bài, bạn sẽ càng định hướng ý tưởng một cách chính xác.

Bước 2: Xác định các ý chính

Ở bước này, bạn cần xác định những nội dung lớn mà bạn muốn đi sâu vào phân tích hơn từ những từ khóa tìm được. Việc xác định được hướng phát triển chính ngay từ bước này sẽ giúp thí sinh dễ thở hơn ở các bước tiếp theo. Ví dụ, nếu đề bài hỏi “In the future, it is expected that there will be a higher proportion of older people in some countries. Is this a positive or negative development?” với các keyword: higher proportion of older people, positive, negative, bạn có thể xác định được 2 nội dung lớn mình sẽ cần đi tìm luận điểm ở bước sau là mặt tốt và mặt xấu của hiện tượng già hóa dân số. 

Bước 3: Liệt kê ý tưởng

Đây chính là lúc bạn động não và khai thác “ngân hàng ý tưởng” của chính mình để đưa ra các luận điểm. Lưu ý rằng ở bước này ta sẽ tạm thời ưu tiên số lượng hơn chất lượng. Vì vậy, cho dù các ý tưởng có sơ khai hay nhỏ nhặt, có hiển nhiên hay “lạ lùng” đi chăng nữa, hãy liệt kê chúng thành các gạch đầu dòng trên giấy nháp. Ngoài ra, bạn cũng không cần lo lắng về ngữ pháp, chỉnh tả, từ vựng vì quan trọng hơn cả là kiểm soát, khai thác luồng suy nghĩ của bản thân, những vấn đề khác sẽ giải quyết khi triển khai sau.

Bước 4: Đánh giá, chọn lọc ý tưởng triển khai

Sau khi viết ra tất cả các ý tưởng, hãy tiến hành phân loại và đánh giá chúng. Các ý tưởng được đánh giá là khả thi (dễ triển khai và có sức thuyết phục) sẽ được tiếp tục phát triển. Nếu một số ý tưởng cùng thuộc về một luận điểm lớn, bạn có thể nhóm chung lại để đi vào phân tích.

Ngoài ra, sau khi hình thành 1-2 nhóm ý lớn, bạn sẽ có cái nhìn khái quát, rõ ràng hơn về việc các ý tưởng trong đó liệu có thể cụ thể, thuyết phục hơn nữa không, bạn có thể bổ sung luận cứ gì khác hay không. Ở bước này, bạn có thể chuyển từ danh sách liệt kê thành dạng mindmap để trực quan hơn.

Bước 5: Sắp xếp ý tưởng

Bước cuối cùng không kém phần quan trọng của quá trình brainstorm chính là sắp xếp các ý tưởng hợp lý để bài viết có tính trật tự và logic, tránh việc loay hoay trong quá trình triển khai. 

III. Các phương pháp brainstorm ý tưởng

1. Phương pháp 5W1H

Phương pháp 5W1H, hay còn được gọi với 1 cái tên khác là Starburst brainstorming, là một công cụ hữu hiệu để khai thác tối đa thông tin từ một đề bài. Bằng cách trả lời các câu hỏi: What, Who, Where, When, Why, How (Cái gì, Ai, Ở đâu, Khi nào, Tại sao, Như thế nào) liên quan đến chủ đề, bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề và dễ dàng tìm ra các ý tưởng chính. 

Ví dụ, với đề bài “Nowadays food has become easier to prepare. Has this change improved the way people live?” bạn có thể áp dụng phương pháp này như sau:

2. Phương pháp tư duy phân kỳ

2.1. Sử dụng discussion clock

Chiếc “đồng hồ” đặc biệt này sẽ có 12 nhánh, ứng với 12 khía cạnh khác nhau mà bạn có thể nghĩ đến khi brainstorm ý tưởng về bất kỳ chủ đề nào. Lưu ý rằng bạn không cần phải sử dụng và đề cập hết tất cả mà chỉ nên chọn lọc những góc nhìn phù hợp và mang tính thuyết phục cao nhất.

Ví dụ, với đề bài “Some people believe that sport has an important role in society. Others, however, feel that it is nothing more than a leisure activity for some people. Discuss both these views and give your own opinion.”, bạn có thể áp dụng phương pháp này như sau:

Health – Sports can promote physical and mental health and improve overall quality of life. (Sức khỏe – Thể thao có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.)

Social – Sports can bring people together, foster a sense of community, and reduce social inequality. (Xã hội – Thể thao có thể mang mọi người lại gần nhau hơn, nuôi dưỡng ý thức cộng đồng và giảm sự bất bình đẳng xã hội.)

Economic – Sports can generate revenue through ticket sales, merchandise, and sponsorship, creating jobs and boosting local economies. (Kinh tế – Thể thao có thể mang lại lợi nhuận thông qua việc bán vé, vật phẩm và tài trợ, tạo ra việc làm và phát triển kinh tế địa phương).

Tương tự, bạn có thể brainstorm cho quan điểm trái ngược để từ đó xác định xem mình nên nghiêng về ý kiến nào và tập trung triển khai những luận điểm gì.

2.2. Suy nghĩ về đối tượng có liên quan đến chủ đề 

Những đối tượng có liên quan đến chủ đề bao gồm: đối tượng tạo ra sự ảnh hưởng, và đối tượng bị ảnh hưởng. Vì vậy, sau khi phân tích và hiểu rõ chủ đề, hãy trả lời 2 câu hỏi sau đây:

  • Đối tượng nào có sức ảnh hưởng và trực tiếp liên quan tới nội dung trong đề bài?
  • Đối tượng nào chịu sự ảnh hưởng và gián tiếp liên quan tới nội dung trong đề bài?

Tiếp theo, hãy làm rõ mối quan hệ giữa những đối tượng đó và chủ đề, đưa ra những ý tưởng cho đề bài thông qua 2 câu hỏi:

  • Những đối tượng đó ảnh hưởng và trực tiếp liên quan tới chủ đề cần bàn như thế nào?
  • Những đối tượng đó bị ảnh hưởng và gián tiếp liên quan tới chủ đề cần bàn như thế nào?

Ví dụ, với đề bài “Global warming is a significant issue worldwide. What do you think are the main causes of this problem? What are the potential impacts on the environment and human life?”, bạn có thể áp dụng phương pháp này như sau:

Bước 1:

  • Câu hỏi 1: Đối tượng nào tạo ra sự ảnh hưởng (nguyên nhân)
    • Các hoạt động giao thông vận tải
    • Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp
    • Các hoạt động tiêu dùng năng lượng
  • Câu hỏi 2: Đối tượng nào chịu sự ảnh hưởng (hệ quả)
    • Môi trường tự nhiên (khí hậu, đại dương, hệ sinh thái, động vật, thực vật)
    • Đời sống con người (sức khỏe, kinh tế, xã hội)

Bước 2:

  • Câu hỏi 1: Những đối tượng trên tạo ra sự ảnh hưởng (gây ra sự nóng lên toàn cầu) như thế nào?
    • Hoạt động công nghiệp: Phát thải khí nhà kính (CO2, methane…) trong quá trình sản xuất, đốt nhiên liệu.
    • Nông nghiệp: Phá rừng để mở rộng diện tích canh tác, lấy đất để ở.
    • Giao thông vận tải: Phát thải từ các phương tiện giao thông.
    • Tiêu dùng năng lượng: Sử dụng quá mức các nguồn năng lượng hóa thạch.
  • Câu hỏi 2: Những đối tượng bị ảnh hưởng chịu tác động như thế nào?
    • Môi trường tự nhiên:
  • Khí hậu: Nhiệt độ Trái Đất tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão lũ, hạn hán) xảy ra thường xuyên hơn.
  • Đại dương: Mực nước biển dâng, các rạn san hô bị tẩy trắng, axit hóa đại dương.
  • Hệ sinh thái: Mất đa dạng sinh học, các loài động vật và thực vật di cư hoặc tuyệt chủng, ảnh hưởng chuỗi thức ăn.
  • Con người:
  • Sức khỏe: Xảy ra các đợt sóng nhiệt nguy hiểm, dẫn đến bệnh truyền nhiễm hoặc các vấn đề về hô hấp.
  • Kinh tế: Thiệt hại về nông nghiệp, du lịch, cơ sở hạ tầng (nứt mặt đường, chảy dây điện).
  • Xã hội: Di cư dẫn đến khả năng xung đột, bất ổn xã hội.

3. Phương pháp khái quát hóa ví dụ

Một cách khác khi quá bí ý tưởng chính là brainstorm dựa trên một ví dụ điển hình của chủ đề đó. 

Bước 1: Đầu tiên, khi nhận được chủ đề, bạn hãy thử nghĩ đến ví dụ tiêu biểu mà bạn biết về chủ đề này (ví dụ: mạng xã hội – Facebook, TikTok; phát minh – điện thoại, bóng đèn)

Bước 2: Nghĩ về những đặc điểm về ví dụ cụ thể của bạn có liên quan đến đề bài (ví dụ: với chủ đề “Mạng xã hội có lợi hay có hại nhiều hơn?” -> Về phương diện lợi ích, hãy hình dung về những điểm cộng của Facebook, TikTok -> Ta có thể chia sẻ những sở thích của mình, như nấu ăn, đọc sách, đan len, từ đó kết nối với những người khác trong cộng đồng)

Bước 3: Khái quát hóa các đặc điểm đó, quay trở lại đối tượng trong đề bài (ví dụ: Mạng xã hội giúp con người thoải mái chia sẻ bản thân, tương tác, kết nối với gia đình, bạn bè hay bất cứ ai, xóa nhòa khoảng cách địa lý) và trả lời câu hỏi một cách phù hợp.

Ví dụ, với đề bài “In the future, it is expected that there will be a higher proportion of older people in some countries. Is this a positive or negative development?”, bạn có thể áp dụng phương pháp này như sau: Bước 1: Khi nói đến vấn đề dân số già hóa, một trường hợp tiêu biểu chính là Nhật Bản.

Bước 2: Nghĩ về tác động của dân số già hóa đối với Nhật Bản

  • Tác động tích cực:
    • Japanese seniors contribute their extensive experience and knowledge to society as they continue to work for an extended amount of time. (Những người lớn tuổi ở Nhật Bản cống hiến bề dày kinh nghiệm và kiến thức khi họ tiếp tục làm việc.)
    • Many elderly people actively participate in volunteer activities, contributing to their surrounding communities. (Nhiều người già tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, từ đó đóng góp cho cộng đồng xung quanh.)
  • Tác động tiêu cực:
    • A declining youth population results in a labour shortage, possibly hindering economic growth. (Số người dân trẻ giảm dần dẫn đến thiếu hụt lực lượng lao động, có khả năng ngăn cản sự phát triển kinh tế.)
    • The ageing population puts a strain on their social security systems and public finances, requiring increased expenditures on pensions and healthcare while the national tax base shrinks. (Dân số già hóa gây áp lực lên hệ thống an sinh xã hội và tài chính công của Nhật khi khoản chi lương hưu và dịch vụ y tế tăng trong khi cơ sở thuế của quốc gia bị thu hẹp.)
    • Many elderly people in Japan, especially those living alone, might experience feelings of loneliness. (Nhiều người già ở Nhật, đặc biệt là những người sống một mình, có thể cảm thấy cô đơn.)

Bước 3: Khái quát hóa về xu hướng già hóa dân số nói chung, nhặt 1-2 luận điểm chính để tập trung triển khai. Sau đó bạn có thể dùng Nhật Bản làm dẫn chứng cụ thể cho luận điểm của mình.

-> Những đất nước đang có dân số già hóa nhanh và tỷ lệ người trẻ giảm thường gặp áp lực lớn về hệ thống an sinh xã hội cũng như tài chính công. Chính phủ sẽ phải chi nhiều hơn, đặc biệt cho lĩnh vực y tế cũng như trợ cấp hưu trí, trong khi đó ngược lại, cơ sở thuế thu được bị thu hẹp do thời gian lao động giảm đi. Đây đã và đang là hiện trạng diễn ra tại nhiều quốc gia, như Nhật Bản hay Australia.

IV. Lời kết

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau khám phá những chiến thuật hiệu quả để cải thiện tình trạng bí ý tưởng khi làm bài IELTS Writing Task 2. Đừng quên rằng chìa khóa để thành công sẽ phụ thuộc nhiều vào việc kiên trì rèn luyện tư duy phản biện và khả năng sáng tạo. Hãy kiên trì áp dụng những phương pháp trên trong quá trình viết bài, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của mình đó.

Betterway.vn

(Bài viết cập nhật: 01/11/2024)

Free

Phương pháp tránh bí ý tưởng trong Writing Task 2 hiệu quả nhất

Free

Cẩm Nang Bật Band Writing Với Cohesive Devices Cần Biết

Free

Cách cải thiện Fluency and Coherence trong IELTS Speaking

Free

Bí kíp viết mở bài trong IELTS Writing Task 2 đạt điểm cao

Free

Hiểu rõ 4 tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking (Mới nhất 2024)

Free

Các dạng Speaking Part 2 thường gặp và kinh nghiệm khi thi

Free

Phương Pháp Làm Dạng Diagram Labelling Trong IELTS Listening

Free

Hướng Dẫn Làm Dạng Map/Plan Labelling Trong IELTS Listening

Free

Cấu Trúc Bài Thi Và Các Dạng Bài IELTS Listening (Mới nhất)

Free

Phương Pháp Tránh Thông Tin Gây Nhiễu Trong IELTS Listening

Free

Cách cải thiện tiêu chí Pronunciation trong IELTS Speaking

Free

Cải thiện Grammatical Range & Accuracy trong IELTS Speaking

WHATSAPP