Tổng Quan Về IELTS Writing Task 1 Academic chi tiết (Phần 2)
V. Hướng Dẫn Các Bước Viết IELTS Writing Task 1
Để viết một bài báo cáo IELTS Writing Task 1 hiệu quả, bạn có thể áp dụng các bước sau:
Bước 1: Phân Tích Đề Bài
Trước tiên, bạn cần dành khoảng 2-3 phút để phân tích kỹ đề bài. Hãy chú ý đến các thông tin sau:
- Loại biểu đồ: Xác định loại biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình bạn sẽ phải mô tả.
- Đối Tượng: Xác định rõ đối tượng được mô tả trong biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình. Đối tượng này có thể là con người, sản phẩm, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác được nghiên cứu.
- Thời Gian: Xác định khoảng thời gian mà biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình đề cập.
- Địa Điểm: Xác định địa điểm mà dữ liệu biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình đề cập đến. Địa điểm có thể là một quốc gia, khu vực, v.v.
- Đơn vị đo lường: Đảm bảo bạn hiểu rõ đơn vị đo lường của dữ liệu (ví dụ: phần trăm, số người, triệu đô la, v.v.).
- Các xu hướng chính: Xác định các xu hướng chính, điểm đáng chú ý hoặc sự thay đổi quan trọng trong dữ liệu.
Bước 2: Lập Dàn Ý
Sau khi phân tích đề bài, bạn cần lập dàn ý để tổ chức bài viết của mình. Một dàn ý tốt sẽ giúp bạn viết bài mạch lạc và logic hơn. Dàn ý cho bài viết IELTS Writing Task 1 thường bao gồm:
- Introduction (Giới thiệu): Giới thiệu ngắn gọn về kiểu loại và các thông tin chính của biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình.
- Overview (Tổng quan): Tóm tắt các xu hướng chính hoặc các điểm nổi bật trong biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình.
- Body paragraph (Thân bài): Mô tả chi tiết các dữ liệu trong biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình, bao gồm các số liệu cụ thể và các so sánh giữa các nhóm. Phần thân bài có thể bao gồm 2-3 đoạn văn. Hãy lựa chọn và sắp xếp thông tin vào từng đoạn một cách logic và rõ ràng nhất.
Bước 3: Viết và Tổng Hợp Các Đoạn Văn
Introduction (Giới thiệu)
Phần giới thiệu nên ngắn gọn và trực tiếp, chỉ cần 1-2 câu. Bạn chỉ cần nêu loại biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình và các thông tin chính được cung cấp trong đó.
Overview (Tổng quan)
Phần tổng quan cho người đọc cái nhìn bao quát về biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình. Bạn cần tóm tắt các xu hướng chính hoặc các điểm nổi bật bằng 2-3 câu và không cần nêu số liệu chi tiết. Phần tổng quan trong bài viết cần tập trung vào những điểm sau:
- Xác định xu hướng chính: Nói về những xu hướng tổng quát mà biểu đồ/bảng biểu/bản đồ cho thấy, chẳng hạn như sự tăng/giảm của các chỉ số, sự so sánh giữa các nhóm dữ liệu, sự thay đổi về hình dáng, kích thước của đối tượng hoặc sự phân bố của các đối tượng trên bản đồ.
- Điểm nổi bật: Những điểm đáng chú ý hoặc những sự kiện quan trọng mà biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình thể hiện, có thể là các đỉnh điểm, những xu hướng tăng giảm chung, những biến động bất thường, hay sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm dữ liệu.
- Sự tương quan: Một số biểu đồ/bảng dữ liệu/bản đồ thể hiện được sự tương quan giữa hai đối tượng với nhau.
Ví dụ: Đối tượng A là phần trăm người có thu nhập từ 10 triệu/tháng trở lên và Đối tượng B là phần trăm người có thu nhập dưới 10 triệu/tháng.
Ta có thể thấy vì tổng của hai số liệu trên là 100%, thế nên khi đối tượng A tăng thì Đối tượng B giảm và ngược lại. Với những biểu đồ có sự tương quan như vậy, hãy nêu rõ sự liên hệ giữa các yếu tố trong biểu đồ.
Body paragraphs (Thân bài)
Phần thân bài là phần dài nhất của bài viết, mô tả cụ thể các số liệu và so sánh giữa các nhóm. Bạn nên chia phần này thành 2-3 đoạn nhỏ để dễ theo dõi. Mỗi đoạn nên tập trung vào một nhóm dữ liệu cụ thể hoặc một khía cạnh của biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình. Ở phần thân bài, bạn cần chọn lọc và đưa ra số liệu cụ thể để minh họa. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các thuật ngữ phù hợp để mô tả các xu hướng, sự biến động về số liệu, vị trí, kích thước, hình dạng, môi trường sống của đối tượng.
Bước 4: Kiểm Tra Lại Bài Viết
Sau khi hoàn thành bài viết, bạn nên dành vài phút để kiểm tra lại các lỗi ngữ pháp, chính tả và cấu trúc câu. Đảm bảo rằng bài viết của bạn rõ ràng, logic và không có lỗi ngữ pháp.
Giờ hãy áp dụng các bước trên để viết một bài Writing Task 1 hoàn chỉnh nhé!
Phần | Mô tả | Chi Tiết |
---|---|---|
Introduction (Giới thiệu) | Giới thiệu nội dung của biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình. | Giới thiệu ngắn gọn về kiểu loại, thời gian và nội dung chính của biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình được cung cấp. |
Overview (Tổng quan) | Đưa ra nhận định chung về biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình. | Tóm tắt các xu hướng chính hoặc các điểm nổi bật mà không đi vào chi tiết cụ thể. |
Body Paragraphs (Thân bài) | Mô tả chi tiết các số liệu hoặc xu hướng chính. | Cung cấp mô tả chi tiết về dữ liệu, so sánh các số liệu và xu hướng chính. Phần thân bài được chia thành các đoạn nhỏ để trình bày rõ ràng và logic. Mỗi đoạn tập trung vào một nhóm dữ liệu cụ thể hoặc một khía cạnh của biểu đồ/bảng biểu/bản đồ/quy trình. |
Actual Test 22/06/2024
Bước 1: Phân Tích Đề Bài
- Loại biểu đồ: Biểu đồ cột.
- Đối tượng: Số lượng ứng viên quốc tế từ bốn quốc gia (Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga) đăng ký vào các trường đại học của một quốc gia châu Âu.
- Thời gian: Từ năm 2004 đến 2008.
- Địa điểm: Một quốc gia châu Âu.
- Đơn vị đo lường: Số lượng ứng viên (người).
- Các xu hướng chính:
- Số lượng ứng viên từ Trung Quốc có xu hướng giảm xuyên suốt giai đoạn.
- Số lượng ứng viên từ Mỹ có xu hướng tăng đều từ năm 2004 đến 2008.
- Số lượng ứng viên từ Nga và Nhật Bản không có nhiều biến động lớn.
Bước 2: Lập Dàn Ý
Introduction (Giới thiệu):
- Giới thiệu ngắn gọn về biểu đồ, bao gồm các Mục 1-5 ở Bước 1.
Overview (Tổng quan):
- Tóm tắt các xu hướng chính (Mục 6 ở Bước 1).
Body paragraph (Thân bài):
- Mô tả chi tiết số liệu ứng viên từ Trung Quốc và Mỹ.
- Mô tả chi tiết số liệu ứng viên từ Nhật Bản và Nga.
Bước 3: Viết và Tổng Hợp Các Đoạn Văn
Introduction (Giới thiệu):
Thông tin chính | |
---|---|
Loại biểu đồ | The bar chart |
Đối tượng | the number of interna1SA, and Russia who applied to universities |
Thời gian | between 2004 and 2008 |
Địa điểm | one European country |
Đơn vị đo lường | applicants |
Từ những thông tin trong bảng trên ta có thể viết được mở bài hoàn chỉnh như sau: The bar chart illustrates the number of international applicants from China, Japan, the USA, and Russia who applied to universities in one European country between 2004 and 2008.
Overview (Tổng quan): Dựa vào Bước 1 & 2 chúng ta có được những thông tin chính sau:
- Số lượng ứng viên từ Trung Quốc có xu hướng giảm xuyên suốt giai đoạn.
-> The number of applicants from China exhibited a decreasing trend over the period.
- Số lượng ứng viên từ Mỹ có xu hướng tăng đều từ năm 2004 đến 2008.
-> The number of applicants from the USA consistently increased.
- Số lượng ứng viên từ Nga và Nhật Bản không có nhiều biến động lớn.
-> The figures for Japan and Russia remained relatively stable, with only minor fluctuations.
Từ những câu trên, ta có thể viết được một phần Overview hoàn chỉnh: Overall, the number of applicants from China exhibited a decreasing trend over the period, while the number of applicants from the USA consistently increased. Meanwhile, the figures for Japan and Russia remained relatively stable, with only minor fluctuations.
Body paragraphs (Thân bài):
Phần | Nội dung | Câu miêu tả nội dung |
---|---|---|
Thân bài 1 | - Trung Quốc: Cao nhất vào 2004 (27000) giảm nhẹ xuống khoảng 23000 vào năm 2005. - Số liệu trong hai năm 2006 và 2007 không đổi ở mức 18000, trước khi giảm tiếp vào năm 2008, còn 16000. | - In 2004, China had the highest number of applicants, approximately 27,000, which then decreased slightly to about 23000 in 2005. - In both 2006 and 2007, this figure remained stable at 18,000 before declining further to 16,000 in 2008. |
- Hoa Kỳ: Bắt đầu với khoảng 13000 ứng viên (2004) và tăng đều mỗi năm, đạt khoảng 27000 vào năm 2008. | - The USA, on the other hand, started with around 13000 applicants in 2004 and experienced a steady increase each year, reaching about 27000 in 2008. | |
Thân bài 2 | - Nga: Thấp nhất - từ 2000 đến 4000 ứng viên mỗi năm. | - The number of applicants from Russia was the lowest among the four countries throughout the given period, with around 2000 to 4000 applicants each year. |
- Nhật Bản: Trong toàn bộ giai đoạn, Nhật Bản cao hơn so với Nga - bắt đầu ở mức 7000 ứng viên (2004) sau đó tăng đều và đạt 10000 ứng viên (2008). | - Nhật Bản: Trong toàn bộ giai đoạn, Nhật Bản cao hơn so với Nga - bắt đầu ở mức 7000 ứng viên (2004) sau đó tăng đều và đạt 10000 ứng viên (2008). |
Từ đó, ta có thể tổng hợp các phần trên thành một bài viết hoàn chỉnh sử dụng các cấu trúc ngữ pháp và từ nối phù hợp để gắn kết các câu và các đoạn với nhau.
Bài viết mẫu:
The bar chart illustrates the number of international applicants from China, Japan, the USA, and Russia who applied to universities in one European country between 2004 and 2008. Overall, the number of applicants from China exhibited a decreasing trend over the period, while the number of applicants from the USA consistently increased. Meanwhile, the figures for Japan and Russia remained relatively stable, with only minor fluctuations. In 2004, China had the highest number of applicants (approximately 27000), which then decreased slightly to about 23000 in 2005. In both 2006 and 2007, this figure remained stable at 18000 before declining further to 16000 in 2008. The USA, on the other hand, started with around 13000 applicants in 2004 and experienced a steady increase each year, reaching about 27000 in 2008. The number of applicants from Russia was the lowest among the four countries throughout the given period, with around 2000 to 4000 applicants each year. Throughout the period examined, Japan consistently outpaced Russia in terms of applicant numbers, initially starting at 7000 in 2004 and steadily climbing to 10000 by 2008. |
Bước 4: Kiểm Tra Lại Bài Viết
- Kiểm tra ngữ pháp, chính tả và cấu trúc câu để đảm bảo bài viết rõ ràng và không có lỗi ngữ pháp.
- Đảm bảo các số liệu và thông tin trong bài viết là chính xác và được trình bày một cách logic.
VI. Những sai lầm thường gặp trong IELTS Writing Task 1
1. Đưa ra ý kiến cá nhân: Thay vì chỉ mô tả và phân tích dữ liệu, nhiều thí sinh có xu hướng đưa ra quan điểm cá nhân hoặc suy luận không dựa trên dữ liệu. Điều này là không phù hợp với yêu cầu của Task 1.
2. Lựa chọn thông tin chưa phù hợp: Việc đề cập thiếu những thông tin quan trọng hay đưa quá nhiều số liệu vào bài viết Writing Task 1 cũng là một vấn đề mà không ít sĩ tử gặp phải.
Đề bài yêu cầu lựa chọn và phản ánh những thông tin nổi bật nhất nên khả năng chọn lọc thông tin đóng vai trò quan trọng đến việc đạt điểm số tối đa trong tiêu chí Task Achievement.
3. Thiếu sự đa dạng trong ngôn ngữ và cách diễn đạt: Việc lặp từ nhiều lần và chỉ sử dụng cấu trúc câu đơn giản sẽ làm giảm điểm số của bạn trong hai tiêu chí Lexical Resource và Grammar Range & Accuracy.
Khả năng truyền tải thông tin cũng quan trọng không kém khi so sánh với kĩ năng phân tích biều đồ và lựa chọn thông tin chính.
4. Sử dụng từ nối chưa hiệu quả: Việc thiếu hoặc sử dụng không chính xác các từ nối như “Furthermore,” “In addition,” “However,” để kết nối các ý và tạo nên tính mạnh lạc cho bài viết cũng là một yếu tố tác động đến điểm số. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ nghĩa và các sử dụng các từ nối trước khi áp dụng chúng vào bài.
VII. Lời Kết
IELTS Writing Task 1 không chỉ là một phần quan trọng trong kỳ thi IELTS mà còn là cơ hội để bạn thể hiện khả năng phân tích và trình bày dữ liệu của mình. Bằng cách hiểu rõ cấu trúc bài viết, lập dàn ý chi tiết và sử dụng ngôn ngữ học thuật, bạn có thể viết một bài báo cáo rõ ràng và logic.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách viết từng dạng bài trong IELTS Writing Task 1 thì đừng ngần ngại và ghé thăm website của Betterway nhé. Chúc bạn thành công trong kì thi sắp tới!
Betterway.vn
(Bài viết cập nhật: 01/11/2024)